VÔ SINH NAM: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT


Định nghĩa : t28-2005c

Vô sinh là tình trạng một cặp vợ chồng  không có khả năng hoạt động tình dục, không có thai một cách tự nhiên trong vòng một năm mà không áp dụng bất cứ một biện pháp tránh thai nào. (WHO 1995 – EAU Guidelines 2012).

Theo thống kê, có khoảng 15% cặp vợ chồng không thể có thai một cách tự nhiên.

Các nguyên nhân vô sinh nam:

–   Yếu tố bẩm sinh : Tinh hoàn ẩn, thiểu năng tinh hoàn, bất sản ống dẫn tinh bẩm sinh

–   Bất thường tiết niệu mắc phải : bế tắc, xoắn tinh hoàn, khối u tinh hoàn, viêm tinh hoàn

–    Nhiễm trùng đường tiết niệu sinh dục

–    Tăng nhiệt độ tinh hoàn ( thường liên quan đến dãn tĩnh mạch tinh)

–    Rối loạn nội tiết tố

–    Bất thường về di truyền

–    Yếu tố miễn dịch ( bệnh tự miễn)

–    Bệnh hệ thống ( Đái tháo đường, suy gan –  thận, ung thư..)

–    Yếu tố ngoại sinh (thuốc, chất độc, chiếu xạ)

–     Các yếu tố lối sống (béo phì, hút thuốc lá, thuốc, steroid đồng hóa)

–     Nguyên phát ( 40 – 50 %)

Tại Việt Nam, nguyên nhân nào chiếm nhiều nhất?

Các thống kê về nguyên nhân vô sinh ở Việt Nam thường được thực hiện riêng lẻ tại các phòng khám nam khoa hoặc các phòng khám hiếm muộn nên con số mỗi nơi đưa ra có thể khác biệt nhau.  Theo chúng tôi, nhiều nhất là:

–    Giãn tĩnh mạch tinh

–    Tắc ống dẫn tinh, mào tinh do viêm, do bệnh lao mào tinh.

–    Bất sản ống dẫn tinh bẩm sinh

–    Teo tinh hoàn do quai bị

–    Tinh hoàn ẩn

–    Thoát vị bẹn, tràn dịch tinh mạc

–    Rối loạn nội tiết tố ( suy hạ đồi – tuyến yên)

Điều trị

Không dùng thuốc :

–    Không hút thuốc

–    Không uống rượu

–    Tránh hoạt động thể thao quá mức : marathon,..

–    Giữ nhiệt độ bìu không quá cao :  không mặc đồ lót chật ,…

–    Tránh tắm nước nóng, tắm hơi thường xuyên

–    Tránh điều kiện làm việc nóng nực

–     Tránh dùng thuốc có hại cho quá trình sinh tinh

Dùng thuốc :

–   Thường dùng là các thuốc chống ôxy hóa như vitamin E và C hay Clomiphene, các thuốc này có thể cải thiện chất lượng tinh dịch và làm tăng tỷ lệ có thai tự nhiên.

–    Nếu bệnh nhân có tinh dịch bị nhiễm trùng thì dùng kháng sinh sẽ giúp tinh dịch đồ cải thiện nhanh.

–    Nếu bệnh nhân không có tinh trùng do não không tiết ra các nội tiết tố hướng sinh dục để kích thích sinh tinh (FSH và LH), thì chích các chất này cũng mang lại hiệu quả như: HCG, HMG (tiêm bắp).

–    Nếu bệnh nhân có kháng thể kháng tinh trùng : corticoid liều cao, nhưng lưu ý tác dụng phụ cao hơn tác động có lợi.

Phẫu thuật :

–    Các chỉ định điều trị gồm

–    Lỗ niệu đạo lạc chỗ, hẹp bao qui đầu

–    Dãn tĩnh mạch thừng tinh (cải thiện trong 60-70% trường hợp và tỉ lệ có thai là 40% trong 1 năm – TS . Nguyễn Thành Như)

–    Bất lực do tổn thương thực thể: ống hút chân không, dây cột gốc dương vật

–    Không có tinh trùng do tắc đường dẫn tinh: đây là phẫu thuật thường được thực hiện để điều trị vô sinh nam.

Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Bao gồm 3 kỹ thuật:

–     Bơm tinh trùng đã được lọc rửa vào buồng tử cung: kỹ thuật này dành cho các trường hợp tinh dịch đồ bình thường mà vợ lâu quá không có thai hay tinh trùng yếu nhẹ, yếu vừa.

–      Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): kỹ thuật này dành cho các trường hợp tinh dịch đồ kém hay tắc ống dẫn tinh mà không thể mổ nối được (ví dụ bệnh bất sản ống dẫn tinh hai bên).

–      Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI): hiện nay, ICSI được xem là phương pháp điều trị vô sinh nam hiệu quả nhất, tỉ lệ có thai của một chu kỳ điều trị thường trên 30%.

KẾT LUẬN

Vô sinh nam là một trong những nguyên nhân chính gây vô sinh. Thiểu năng tinh trùng chiếm đa số các nguyên nhân gây vô sinh nam. Do đó không nên đợi đến khi trưởng thành, lập gia đình mới đến khám sức khỏe sinh sản mà nên đi khám ngay khi thấy có bất thường. Đây là việc quan trọng nhất mà các quí ông cần lưu ý!

Bác sĩ NGUYỄN TRÍ QUANG

Chuyên khoa Tiết niệu & Nam khoa phòng khám quốc tế Victoria

135A Nguyễn Văn Trỗi, p 12, Q. Phú Nhuận, TP HCM

 

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s