TRIỆT SẢN NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP THẮT VÀ CẮT ỐNG DẪN TINH

Triệt sản nam bằng phương pháp thắt và cắt ống dẫn tinh là BPTT vĩnh viễn dành cho nam giới bằng cách làm gián đoạn ống dẫn tinh dẫn đến không có tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh. Đây là biện pháp thực hiện một lần có tác dụng tránh thai suốt đời vì thế khách hàng cần được tư vấn kỹ trước khi quyết định thực hiện. Đây là một thủ thuật ngoại khoa đơn giản và an toàn. Hiệu quả tránh thai rất cao (trên 99,5 %) và triệt sản nam không có ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt tình dục. Triệt sản nam không phòng tránh được các NKLTQĐTD và HIV/AIDS.

1. Chỉ định.
Nam giới đã có đủ số con mong muốn, khỏe mạnh, tự nguyện dùng một BPTT vĩnh viễn và không hồi phục sau khi đã được tư vấn đầy đủ.

2. Chống chỉ định (không có chống chỉ định tuyệt đối).
2.1. Cần THẬN TRỌNG (có thể thực hiện bình thường khi có thêm những chuẩn bị cần thiết) nếu khách hàng có một trong những dấu hiệu sau.
–          Tiền căn chấn thương bìu hoặc bìu sưng to do giãn tĩnh mạch vùng thừng tinh, tinh hoàn lạc chỗ 1 bên.

–          Bệnh lý nội khoa như tiểu đường, trầm cảm hoặc trẻ tuổi.

2.2. HOÃN thủ thuật nếu khách hàng có một trong những dấu hiệu sau.
–          NKLTQĐTD cấp hoặc viêm (sưng, đau) đầu dương vật, ống dẫn tinh hoặc tinh hoàn hoặc nhiễm khuẩn tinh hoàn.

–          Nhiễm khuẩn toàn thân hoặc bị bệnh phù chân voi.

2.3. Cần có CHUẨN BỊ ĐẶC BIỆT (như phẫu thuật viên có kinh nghiệm hoặc phương tiện gây mê nội khí quản hoặc những phương tiện hồi sức cần thiết) nếu khách hàng có một trong những dấu hiệu sau: thoát vị bẹn, có AIDS hoặc rối loạn đông máu.
3. Qui trình thực hiện.
3.1. Tư vấn.
–          Lắng nghe và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về triệt sản nam.

–          Hiệu quả, ưu điểm, nhược điểm của triệt sản nam (nhấn mạnh đây là BPTT không phục hồi, nên không thích hợp cho đối tượng còn trẻ chưa có con). Biện pháp này không có tác dụng phòng tránh NKLTQĐTD, HIV/AIDS.

–          Giải thích qui trình triệt sản nam.

–          Ký đơn tình nguyện xin triệt sản.

3.2. Thăm khám trước khi thực hiện thủ thuật.
–          Tìm hiểu kỹ xem khách hàng có đúng chỉ định không.

–          Hỏi kỹ tiền sử bệnh tật nội ngoại khoa, khám toàn thân và bộ phận (tim, phổi, ổ bụng). Đặc biệt chú ý khám vùng sinh dục ngoài (bìu, tinh hoàn, mào tinh).

–          Xét nghiệm thường không cần thiết trừ khi hỏi tiền sử và thăm khám lâm sàng phát hiện những vấn đề cần thăm dò thêm. Những xét nghiệm có thể làm là: hemoglobin và/hay hematocrit, phân tích nước tiểu tìm glucose và protein.

–          Khuyên khách hàng vệ sinh sạch sẽ vùng sinh dục và vùng đùi trên trước phẫu thuật; mặc quần lót sạch.

3.3. Thời điểm thực hiện.
Bất kỳ thời gian nào thuận tiện.

3.4. Thực hiện triệt sản nam.
3.4.1.Chuẩn bị tiến hành thủ thuật.
–          Làm sạch vùng phẫu thuật: cắt bớt lông mu, rửa sạch vùng sinh dục bằng dung dịch sát khuẩn.

–          Khách hàng mặc quần áo sạch, nằm ngửa thoải mái trên bàn phẫu thuật. Trải khăn phẫu thuật có lỗ để hở vùng bìu.

–          Phẫu thuật viên và trợ thủ rửa tay, mặc áo, đi găng như qui trình phẫu thuật.

–          Nhiệt độ phòng phẫu thuật phải đủ ấm, không quá lạnh.

3.4.2. Giảm đau trong triệt sản nam.
–          Nếu khách hàng quá lo lắng, cho uống 5 mg diazepam 30 phút trước thủ thuật.

–          Gây tê tại chỗ bằng lidocain 1 % (loại không có adrenalin). Liều tối đa không quá 4,5 mg/kg trọng lượng cơ thể.

3.4.3. Kỹ thuật triệt sản nam không dùng dao.
Cần đảm bảo vô khuẩn và tuân thủ những qui định của Phòng ngừa chuẩn khi thực hiện thủ thuật.

–          Thắt ống dẫn tinh bên phải.

+        Dùng kỹ thuật 3 ngón tay để xác định và cố định ống dẫn tinh.

+        Đặt kẹp ôm ống dẫn tinh qua da bìu.

+        Chọc kìm phẫu tích qua da.

+        Bộc lộ và nâng cao ống dẫn tinh.

+        Bấu vào ống dẫn tinh bằng kẹp vòng tròn.

+        Bóc tách cân tinh.

+        Thắt và cắt đoạn ống dẫn tinh.

+        Buộc hai đầu bằng chỉ không tiêu hay chromic catgut.

+        Đặt 1 cân để cách ly đầu xa của ống dẫn tinh.

–          Thắt ống dẫn tinh bên trái: kỹ thuật tương tự

Lưu ý:

+        Không cần khâu da bìu, chỉ cần băng lỗ mở da bìu.

+        Phải cầm máu kỹ trong suốt quá trình làm thủ thuật.

3.4.4. Theo dõi và hướng dẫn khách hàng ngay sau phẫu thuật.
–          Để khách hàng nghỉ ngơi thoải mái trong vài giờ đầu, không cần nằm viện.

–          Khách hàng có thể về nhà sau khi nghỉ ngơi tại chỗ một vài giờ.

–          Uống kháng sinh 5 ngày.

–          Giảm đau bằng paracetamol.

–          Hướng dẫn khách hàng tự chăm sóc.

+        Khách hàng có thể có cảm giác tức nặng ở bìu nhưng không đau (nên mặc quần lót chật trong vài ngày đầu giúp có cảm giác thoải mái).

+        Có thể dùng túi nhỏ chứa nước đá áp lên vùng chung quanh bìu để giảm sưng đau.

+        Tránh lao động nặng trong 1 – 2 ngày đầu.

+        Luôn giữ vết mổ sạch và khô. Có thể tắm sau 24 giờ nhưng tránh làm ướt vết mổ. Sau 3 ngày có thể rửa vết mổ bằng xà phòng.

+        Sau 1 tuần có thể sinh hoạt tình dục bình thường nhưng vẫn

(Nguồn: Hướng dẫn QG về các dịch vụ CSSKSS năm 2009)

Bác sĩ NGUYỄN TRÍ QUANG

Chuyên gia Tiết niệu & Nam khoa phòng khám quốc tế Victoria

135A Nguyễn Văn Trỗi, phường 12, Q. Phú Nhuận, TP HCM

ĐT: 02839104545

ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG PHƠI NHIỄM HIV

Thời điểm: Điều trị dự phòng phải được tiến hành sớm. Tốt nhất là trong vòng từ 2 – 6 giờ sau khi bị phơi nhiễm. Tốt nhất điều trị trong vòng 24h. Không nên điều trị muộn sau 72 giờ. Ngừng dự phòng nếu xác định bệnh nhân nguồn có HIV(-)

Bước 1: Xử lý vết thương tại chỗ

Tổn thương da gây chảy máu:
– Rửa ngay vết thương bằng xã phòng và nước dưới vòi nước chảy.
– Để máu ở vết thương tự chảy
– Không nặm bóp vết thương
Phơi nhiễm qua niêm mạc mắt:
– Xả nước nhẹ nhưng thật kỹ dưới dòng nước chảy hoặc nước muối 0,9% vô khuẩn ít nhất 15 phút trong lúc mở mắt, lộn nhẹ mi. Không dụi mắt.
Phơi nhiễm qua miệng, mũi:
– Nhổ khạc ngay máu hoặc dịch cơ thể và xúc miệng bằng nước sạch nhiều lần
– Xỉ mũi và rửa sạch vùng bị ảnh hưởng bằng nước hoặc nước muối 0,9% vô khuẩn
– Không dùng thuốc khử khuẩn và không đánh răng

Bước 2 : Xác định tình trạng HIV của nguồn phơi nhiễm
Thông báo về sự việc, tư vấn và xét nghiệm HIV, Viêm gan B, Viêm gan C (có sự chấp thuận của bệnh nhân)
Thu thập thông tin về nguy cơ nhiễm bệnh gần đây (giai đoạn cửa sổ).
Nếu bệnh nhân nguồn HIV(-): Cân nhắc yếu tố nguy cơ để quyết định điều trị dự phòng bằng  thuốc kháng vi rút  (ARV)
Nếu bệnh nhân nguồn HIV(+), xác định giai đoạn nhiễm HIV, ARV đã và đang dùng (khả năng kháng thuốc).

Bước 3: Xác định tình trạng nhiễm HIV của người bị phơi nhiễm
Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo quy định
Nếu người bị phơi nhiễm xét nghiệ̣m HIV(+): người đó đã bị nhiễm HIV từ trước, không phải do phơi nhiễm.
Nếu xét nghiệ̣m HIV (-): kiểm tra lại sau 3 và 6 tháng.

Bước 4: Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm
Có nguy cơ :
Tổn thương da xây xát nông và không chảy máu hoặc chảy máu ít.
Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào niêm mạc không bị tổn thương.
Tổn thương qua da sâu, chảy nhiều máu, kim nòng rỗng cỡ to.
Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét rộng từ trước.
Không có nguy cơ:

Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành.

Bước 5: Điều trị dự phòng bằng ARV cho người bị phơi nhiễm
Phác đồ điều trị dự phòng

Người lớn: TDF (Tenofovir 300mg ) + 3TC (Lamivudine 300mg) (hoặc FTC – Emtricitabine 200mg ) + EFV (Efavirenz 600mg)
hoặc
AZT (Zidovudine 600mg ) + 3TC (Lamivudine) + EFV (Efavirenz)
Trẻ em ≤ 10 tuổi: AZT (Zidovudine ) + 3TC (Lamivudine)  + LPV/r (Lopinavir + Ritonavir)
Thời gian: Chỉ định điều trị dự phòng 28 ngày cho tất cả các trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ

Chế độ đối với người bị phơi nhiễm HIV hoặc nhiễm HIV do tai nhạn rủi ro nghề nghiệp
Phơi nhiễm HIV: (QĐ 265/2003/QĐ-TTg về chế độ…)
Được xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV và được điều trị miễn phí các thuốc dự phòng phơi nhiễm chống HIV/AIDS;
Được nghỉ việc để điều trị dự phòng trong 20 ngày làm việc..
Nhiễm HIV (QĐ 265/2003/QĐ-TTg về chế độ…)
Được điều trị miễn phí các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ART theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
Được nghỉ việc để điều trị các bệnh do HIV/AIDS gây nên;
Trợ cấp một lần ít nhất bằng 30 tháng lương và phụ cấp (nếu có) khi người lao động đã được xác định bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp…

Tóm tắt
Trong dự phòng chuẩn, máu và các dịch sinh học cơ thể của tất cả các bệnh nhân đều phải được coi là nguồn lây nhiễm
Nguy cơ nhiễm HIV là 0,3%, Viêm gan C là 3% và B là 30% sau một lần phơi nhiễm xuyên da.
Cần thực hành dự phòng chuẩn trong tất cả các lần thực hiện tiếp xúc với máu và dịch tiết của người bệnh
Phác đồ dự phòng sau phơi nhiễm với HIV do tai nạn nghề nghiệp: Sử dụng phác đồ 3 thuốc ARV

(Nguồn: Bộ Y Tế)

Bác sĩ NGUYỄN TRÍ QUANG

Chuyên gia Tiết niệu & Nam khoa phòng khám quốc tế Victoria

135A Nguyễn Văn Trỗi, phường 12, Q. Phú Nhuận, TP HCM

ĐT: 02839104545

CƠ HỘI CÓ THAI KHI LÀM THỤ TINH NHÂN TẠO (IVF) LÀ BAO NHIÊU?

Đây là câu hỏi mà bất cứ cặp vợ chồng hiếm muộn nào cũng hỏi khi đi điều trị. Bạn sẽ nhận được câu trả lời là một con số. Nhưng bản thân một con số đó không có nhiều ý nghĩa lắm và khi vợ chồng bạn đi làm IVF, đó có thể không phải là cơ hội thật sự của bạn.
Để hiểu được cơ hội có thai khi làm IVF có một số khái niệm cần làm rõ.
– Mỗi lần làm IVF, chúng ta sẽ có trung bình 5-6 phôi có thể sử dụng, nếu nuôi phôi đến ngày thứ 3. Nếu tiếp tục nuôi phôi đến ngày thứ 5 để chọn lọc phôi, loại bớt phôi kém, chúng ta có thể còn khoảng 3 phôi ngày 5 (phôi nang). Đó là số trung bình, một cặp vợ chồng khi làm IVF có thể có nhiều hoặc ít hơn. Nếu chúng ta làm thêm tầm soát di truyền (PGS) phôi ngày 5 để chọn phôi có số nhiễm sắc thể bình thường, có thể chỉ còn lại 1-2 phôi có thể sử dụng.
– Mỗi phôi ngày 3 nếu được nuôi cấy trong điều kiện tốt, khả năng làm tổ và phát triển thành thai là 20-25%; cơ hội tương tự với mỗi phôi ngày 5 là 35%. Phôi còn lại sau PGS (nếu thực hiện tốt), cơ hội làm tổ có thể khoảng 50%.
– Bình thường những cơ sở làm IVF tốt chỉ chuyển trung bình 2 phôi ngày 3, 1-2 phôi ngày 5, 1 phôi ngày 5 sau PGS vào buồng tử cung.
– Khả năng có thai sau một lần chuyển 2 phôi ngày 3 sẽ vào khoảng 40-45%; sau chuyển 1-2 phôi ngày 5 sẽ khoảng 50%.
– Như vậy, sau khi làm IVF: nếu chọn phương án chuyển phôi ngày 3, mỗi cặp vợ chồng có được 2-3 lần chuyển phôi; nếu chọn chuyển phôi ngày 5, một cặp vợ chồng có 1-2 lần cấy phôi; nếu nuôi phôi ngày 5 và làm PGS chọn phôi đa số chỏ còn đủ phôi để cấy 1 lần. Dù chọn phương án nào cơ hội có thai cuối cùng sau khi sử dụng hết phôi cũng vào khoảng 50-60%, không khác nhau.
– Một số trung tâm IVF qui trình nuôi cấy phôi không tốt, khả năng phôi sống thấp, nhưng muốn có tỉ lệ có thai cao, thường chuyển nhiều phôi vào tử cung để có thể báo cáo tỉ lệ có thai cao hơn. Họ có thể chuyển 3, 4, thậm chí 5 phôi vào tử cung để tăng cơ hội có thai, thường ít khi còn phôi dư trữ lạnh. Không nên làm IVF ở các trung tâm này, vì khả năng có thai của một lần làm IVF sẽ thấp (không có phôi dư trữ lạnh), mà nguy cơ bị đa thai cao.
Các số liệu trên là các số trung bình của các cặp vợ chồng khi làm IVF. Người vợ càng trẻ tuổi thì thường có nhiều phôi hơn, khả năng có thai sau chuyển phôi càng cao. Người vợ càng lớn tuổi, khả năng có thai sau chuyển phôi càng thấp. Tuổi người vợ rất quan trọng. Không nên để quá lớn tuổi mới đi điều trị.
Có thể xem hình đính kèm để biết cơ hội có thai sau 1 lần chuyển phôi, theo tuổi của người vợ: 1 bảng là kết quả có thai thống kê trên toàn nước Mỹ, 1 bảng là kết quả có thai chung của 2 trung tâm IVF lớn Việt Nam IVFMD và IVFAS. Số phôi trong một lần chuyển phôi là tương đương. Tỉ lệ có thai cũng tương đương. Đội tuyển Việt Nam không hề thua kém đội USA nhá!
Lưu ý, như đã nói ở trên, 1 lần đi làm IVF, nếu trung tâm IVF chất lượng sẽ tạo ra nhiều phôi tốt, và có thể cơ hội có thai tăng lên do có thể đủ phôi để chuyển nhiều lần.

Theo Dr Ho Manh Tuong

GIAO HỢP NGÀY NÀO TRONG THÁNG DỄ CÓ THAI NHẤT?

Một bài báo mới ra, đăng trên Tạp chí Fertility and Sterility của Hiệp Hội Y học sinh sản Hoa kỳ (ASRM), vừa cập nhật thông tin này. Bài vừa lên online, sẽ được đăng trên báo in vào đầu năm sau.
F&S là tạp chí uy tín nhất ở Hoa kỳ về Y học sinh sản.
Thêm một thông tin nữa cho thấy việc canh rụng trứng rồi mới giao hợp làm giảm khả năng có thai.
Biểu đồ:


– Trục tung: khả năng có thai dựa vào ngày giao hợp, so với ngày rụng trứng (ngày 0).
– Trục hoành: Ngày trong tháng, tính theo ngày rụng trứng. Vd: Ngày 0 là ngày rụng trứng. Ngày -2 là trước rụng trứng 2 ngày.
Ở phụ nữ trẻ tuổi (19-26, màu vàng) hay lớn tuổi (35-39, màu xanh) thì khả năng có thai đều cao nhất (khoảng 55% và 30%), nếu giao hợp 2 ngày trước khi rụng trứng.
Giao hợp ngay ngày rụng trứng, cơ hội có thai chỉ còn khoảng 10%. Giao hợp 1 ngày sau rụng trứng, cơ hội có thai chỉ còn 2-3%.
Những ngày giao hợp khả năng có thai cao nhất là từ ngày -4 cho tới ngày -1 (trước khi rụng trứng 1-4 ngày).

Theo: Dr Hồ Mạnh Tường