ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG PHƠI NHIỄM HIV

Thời điểm: Điều trị dự phòng phải được tiến hành sớm. Tốt nhất là trong vòng từ 2 – 6 giờ sau khi bị phơi nhiễm. Tốt nhất điều trị trong vòng 24h. Không nên điều trị muộn sau 72 giờ. Ngừng dự phòng nếu xác định bệnh nhân nguồn có HIV(-)

Bước 1: Xử lý vết thương tại chỗ

Tổn thương da gây chảy máu:
– Rửa ngay vết thương bằng xã phòng và nước dưới vòi nước chảy.
– Để máu ở vết thương tự chảy
– Không nặm bóp vết thương
Phơi nhiễm qua niêm mạc mắt:
– Xả nước nhẹ nhưng thật kỹ dưới dòng nước chảy hoặc nước muối 0,9% vô khuẩn ít nhất 15 phút trong lúc mở mắt, lộn nhẹ mi. Không dụi mắt.
Phơi nhiễm qua miệng, mũi:
– Nhổ khạc ngay máu hoặc dịch cơ thể và xúc miệng bằng nước sạch nhiều lần
– Xỉ mũi và rửa sạch vùng bị ảnh hưởng bằng nước hoặc nước muối 0,9% vô khuẩn
– Không dùng thuốc khử khuẩn và không đánh răng

Bước 2 : Xác định tình trạng HIV của nguồn phơi nhiễm
Thông báo về sự việc, tư vấn và xét nghiệm HIV, Viêm gan B, Viêm gan C (có sự chấp thuận của bệnh nhân)
Thu thập thông tin về nguy cơ nhiễm bệnh gần đây (giai đoạn cửa sổ).
Nếu bệnh nhân nguồn HIV(-): Cân nhắc yếu tố nguy cơ để quyết định điều trị dự phòng bằng  thuốc kháng vi rút  (ARV)
Nếu bệnh nhân nguồn HIV(+), xác định giai đoạn nhiễm HIV, ARV đã và đang dùng (khả năng kháng thuốc).

Bước 3: Xác định tình trạng nhiễm HIV của người bị phơi nhiễm
Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo quy định
Nếu người bị phơi nhiễm xét nghiệ̣m HIV(+): người đó đã bị nhiễm HIV từ trước, không phải do phơi nhiễm.
Nếu xét nghiệ̣m HIV (-): kiểm tra lại sau 3 và 6 tháng.

Bước 4: Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm
Có nguy cơ :
Tổn thương da xây xát nông và không chảy máu hoặc chảy máu ít.
Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào niêm mạc không bị tổn thương.
Tổn thương qua da sâu, chảy nhiều máu, kim nòng rỗng cỡ to.
Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét rộng từ trước.
Không có nguy cơ:

Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành.

Bước 5: Điều trị dự phòng bằng ARV cho người bị phơi nhiễm
Phác đồ điều trị dự phòng

Người lớn: TDF (Tenofovir 300mg ) + 3TC (Lamivudine 300mg) (hoặc FTC – Emtricitabine 200mg ) + EFV (Efavirenz 600mg)
hoặc
AZT (Zidovudine 600mg ) + 3TC (Lamivudine) + EFV (Efavirenz)
Trẻ em ≤ 10 tuổi: AZT (Zidovudine ) + 3TC (Lamivudine)  + LPV/r (Lopinavir + Ritonavir)
Thời gian: Chỉ định điều trị dự phòng 28 ngày cho tất cả các trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ

Chế độ đối với người bị phơi nhiễm HIV hoặc nhiễm HIV do tai nhạn rủi ro nghề nghiệp
Phơi nhiễm HIV: (QĐ 265/2003/QĐ-TTg về chế độ…)
Được xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV và được điều trị miễn phí các thuốc dự phòng phơi nhiễm chống HIV/AIDS;
Được nghỉ việc để điều trị dự phòng trong 20 ngày làm việc..
Nhiễm HIV (QĐ 265/2003/QĐ-TTg về chế độ…)
Được điều trị miễn phí các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ART theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
Được nghỉ việc để điều trị các bệnh do HIV/AIDS gây nên;
Trợ cấp một lần ít nhất bằng 30 tháng lương và phụ cấp (nếu có) khi người lao động đã được xác định bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp…

Tóm tắt
Trong dự phòng chuẩn, máu và các dịch sinh học cơ thể của tất cả các bệnh nhân đều phải được coi là nguồn lây nhiễm
Nguy cơ nhiễm HIV là 0,3%, Viêm gan C là 3% và B là 30% sau một lần phơi nhiễm xuyên da.
Cần thực hành dự phòng chuẩn trong tất cả các lần thực hiện tiếp xúc với máu và dịch tiết của người bệnh
Phác đồ dự phòng sau phơi nhiễm với HIV do tai nạn nghề nghiệp: Sử dụng phác đồ 3 thuốc ARV

(Nguồn: Bộ Y Tế)

Bác sĩ NGUYỄN TRÍ QUANG

Chuyên gia Tiết niệu & Nam khoa phòng khám quốc tế Victoria

135A Nguyễn Văn Trỗi, phường 12, Q. Phú Nhuận, TP HCM

ĐT: 02839104545