Tôi bị sỏi thận, đi tiểu rất buốt và có màu hồng. Nếu tình trạng như vậy thì đi tán sỏi được chưa vậy bác sĩ?

Câu hỏi khách hàng Vũ Nam: Tôi bị sỏi thận, đi tiểu rất buốt và có màu hồng. Nếu tình trạng như vậy thì đi tán sỏi được chưa vậy bác sĩ?

Xin chào bạn, sau đây là một số chỉ định điều trị sỏi thận chủ động theo Hiệp hội niệu khoa châu Âu:

  • Kích thước sỏi to hơn
  • Sỏi thận ở những bệnh nhân có nguy cơ hình thành sỏi cao
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu do sỏi
  • Nhiễm trùng
  • Sỏi kèm theo triệu chứng (đau, tiểu máu…)
  • Sỏi >15mm
  • Sỏi <15mm nhưng bệnh nhân không muốn chờ đợi theo dõi.
  • Có bệnh lý khác kèm theo
  • Tình trạng xã hội của bệnh nhân (Nghề nghiệp, du lịch…)
  • Bệnh nhân muốn điều trị

kidney-stones-graphic

Với tình trạng của bạn thì có thể xảy ra các trường hợp sau: bế tắc đường tiết niệu do sỏi, nhiễm trùng đường tiết niệu. Bạn cần phải đến các trung tâm tiết niệu để khám và tìm ra nguyên nhân chính xác bạn nhé!

BS Nguyễn Trí Quang

THÔNG NIỆU ĐẠO FOLEY PHỦ BẠC KHÁNG KHUẨN THẾ HỆ MỚI

Đây là một cải tiến rất có ý nghĩa dành cho ngành niệu khoa. Ai đã từng biết đến thông niệu đạo – bàng quang trong các trường hợp như: sau khi phẫu thuật, giải phóng bế tắc đường tiểu dưới, phẫu thuật tạo hình niệu đạo…thì đều biết đến những biến chứng thường gặp nhất khi đặt thông niệu đạo – bàng quang là: nhiễm khuẩn tiết niệu do ống thông, viêm loét niệu đạo do lưu ống thông lâu ngày.

Coating-Image-2

THÔNG NIỆU ĐẠO FOLEY PHỦ BẠC KHÁNG KHUẨN THẾ HỆ MỚI đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ- FDA thông qua tháng 11/2015 với những tính năng vượt trội như:

– Khả năng kháng khuẩn cao gấp hai lần (do có phủ bạc) so với những ống thông có phủ kháng sinh
– Giảm thiểu tối đa sự hình thành màng sinh học và sự bám dính của vi khuẩn
– Tiêu diệt các mầm bệnh chuyên gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu do đặt thông niệu đạo.
– Giảm tổn thương niêm mạc niệu đạo
– Duy trì khả năng bôi trơn cao gấp hai lần so với những ống thông Foley tốt nhất hiện tại

SC_Box

Theo Covalon
TIẾT NIỆU – NAM KHOA VIỆT NAM

Viêm đường tiết niệu

Xin chào bac sĩ, tôi tên là nguyễn hải. Bác sĩ cho tôi hỏi thắc mắc này với. Đó là mấy tháng trước tôi có đi khám bệnh, xét nghiệm nước tiểu bác sĩ bảo bị viêm đường tiết niệu. Sau đó có uống thuốc khoảng 20 ngày, đi khám lại thì nước tiểu bình thường, siêu âm không có vấn đề gì. Nhưng có một điều là tôi có cảm giác tiểu không thoải mái, đi tiểu xong được một lúc khoảng 30 đến 1 tiếng lại buồn tiểu. Không thấy buốt rát gì cả. Suốt từ đó đến giờ tôi luôn rất cẩn thận trong vệ sinh bộ phận sinh dục. Tôi luôn có cảm giác không thoải mái khi đi tiểu, không an tâm nên khoảng 10 ngày trước có đi khám lại. Bác sĩ cho siêu âm, xét nghiệm, chụp x quang. Mọi kết quả đều bình thường, không có bệnh. Tôi an tâm hơn phần nào, nhưng khoảng 2 ngày nay tôi đi tiểu thì nóng giống như kiểu bị bỏng, nước tiểu vàng. Tiểu xong cảm giác nóng đó lại hết, thỉnh thoảng cũng có cảm giác nóng trong bàng quang. Còn mọi thứ khác bình thường. Có phải tôi đã bị viêm đường tiểu trở lại không? Tôi lo quá. Tôi vệ sinh rất sạch sẽ, nhất là bộ phận sinh dục. Không thể nào bị lại được. Thời tiết mấy hum nay nóng, lên gây ra biểu hiện đó, mà tôi cũng đang ăn nghệ mật ong để trị bệnh dạ dày. Có phải do nghệ mật ong không? Nge nói nghệ và mật ong đều nóng lên khả năng là do nguyên nhân đó. Tôi đang rất lo lắng,mong bác sĩ giải đáp thắc mắc của tôi, cho tôi lời khuyên. Nếu mà bị trở lại thi đi chữa ở đâu thì hiểu quả. Tôi rất sợ uống thuốc Tây, vì uống thuốc Tây từ tết đến giờ người gầy gò, xanh xao. Có cách nào chữa dân gian mà hiệu quả không? Cảm ơn bác sĩ.

– Bác sĩ  Nguyễn Trí Quang:

Trước hết, tôi rất thông cảm về tình trạng của anh hiện giờ! Nhưng cũng xin anh bình tĩnh, đừng quá lo lắng. Tình trạng của anh không phải là hiếm gặp, rất nhiều nam giới hiện giờ cũng có hoàn cảnh tương tự anh.
Tên “Viêm đường tiết niệu” bao gồm nhiều bệnh cảnh: Viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm trùng tiểu…Anh cần đến một cơ sở y tế chuyên về tiết niệu nam khoa để khám lại và tư vấn thật cặn kẽ về tất cả mọi thứ (điều này còn tùy thuộc vào bác sĩ khám anh có thật sự chuyên nghiệp hay không, mức độ quan tâm đến bệnh nhân như thế nào…). Đôi khi, sau khi tư vấn, khám và kiểm tra lại anh không cần phải uống thêm bất kể loại thuốc nào nữa đó…!Vì theo quan điểm của tôi, không một loại thuốc nào thật sự tốt cả, bất kể Tây hay Đông. Mọi thứ thuận theo tự nhiên là tốt nhất, với lẽ dĩ nhiên rằng anh phải hiểu thật rõ về bệnh của mình nữa!