XUẤT TINH RA MÁU

1. Đại cương.
Xuất tinh ra máu là tình trạng có máu lẫn trong tinh dịch khi xuất tinh.

Thông thường, xuất tinh ra máu là bệnh lành tính và tự khỏi nhưng rất hay tái phát (đối với những người trẻ tuổi, dưới 45). Trong một số ít các trường hợp thì đây lại là triệu chứng của một bệnh lý ác tính (đối với những người có tuổi, trên 45).

2. Nguyên nhân.
2.1. Viêm và nhiễm khuẩn
Viêm là một trong các nguyên nhân thường gặp nhất. Quá trình viêm gây kích thích niêm mạc dẫn đến hiện tượng sung huyết và phù nề của các ống, các tuyến của đường dẫn tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt, ụ núi và niệu đạo. Từ đó gây xuất tinh ra máu.

Các nguyên nhân gây viêm là do nhiễm khuẩn, chấn thương và sỏi túi tinh hay calci hóa tuyến tiền liệt. Nhiễm khuẩn thường gặp như: enterobacteria (chủ yếu là escherichia coli), Chlamydia, gram dương, trực khuẩn lao và một số loại virus. Cần lưu ý: lao là nguyên nhân chủ yếu ở Việt Nam.

2.2. Tắc túi tinh và các nang túi tinh
Các nguyên nhân này gây căng và giãn túi tinh lâu ngày làm đứt vỡ các mạch máu dưới niêm mạc.

2.3. Ung thư.
Các loại ung thư thường gặp phải kể đến là ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường dẫn tinh, ung thư tinh hoàn, u lympho.

2.4. Các bệnh toàn thân.
Các bệnh toàn thân thường gặp là rối loạn đông máu, hemophili, xơ gan, tăng huyết áp.

2.5. Nhóm do các thủ thuật.
Sinh thiết tuyến tiền liệt qua trực tràng, đặt dụng cụ niệu đạo, chạy tia xạ trong ung thư tuyến tiền liệt, sau thắt ống dẫn tinh, sau cắt tinh hoàn…

2.6. Giãn tĩnh mạch niệu đạo.
Trường hợp này, tinh dịch thường không có lẫn máu mà chỉ đái máu một bãi sau khi cương dương vật.

3. Chẩn đoán.
3.1 .Chẩn đoán xác định.
– Lâm sàng: tinh dịch có màu đỏ hoặc màu nâu hoặc màu rỉ sắt.

– Xét nghiệm tinh dịch đồ: có nhiều hồng cầu trong tinh dịch.

3.2. Chẩn đoán nguyên nhân.
3.2.1. Các xét nghiệm nước tiểu.
Phân tích nước tiểu, nuôi cấy vi khuẩn nước tiểu và làm kháng sinh đồ, tìm tế bào ác tính trong nước tiểu.

3.2.2. Các xét nghiệm tinh dịch.
Làm tinh dịch đồ để tìm hồng cầu và bạch cầu, nuôi cấy vi khuẩn tinh dịch và làm kháng sinh đồ, tìm tế bào ác tính trong tinh dịch.

3.2.3. Các xét nghiệm máu.
Công thức bạch cầu, tốc độ máu lắng, các xét nghiệm đánh giá chức năng đông máu, kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) đối với người trên 45 tuổi.

3.2.4. Các xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân lao đường tiết niệu.
Ngoài các xét nghiệm; công thức bạch cầu, tốc độ máu lắng, để tìm nguyên nhân lao cần làm thêm các xét nghiệm sau: mantoux, tìm kháng thể kháng lao, phản ứng PCR với trực khuẩn lao (bệnh phẩm là tinh dịch).

3.2.5. Siêu âm ổ bụng.
Đánh giá tình trạng của gan, thận, bàng quang và tuyến tiền liệt …

3.2.6. Siêu âm qua trực tràng.
Là một phương tiện chẩn đoán hữu hiệu để chẩn đoán các bệnh lý khu vực túi tinh và tuyến tiền liệt như: calci hóa tuyến tiền liệt, sỏi túi tinh, giãn túi tinh, nang túi tinh hoặc ống phóng tinh.

3.2.7. Soi niệu đạo và bàng quang.

Soi bàng quang, niệu đạo có thể phát hiện ra các tổn thương ở niệu đạo, tuyến tiền liệt. Thông thường soi niệu đạo, bàng quang khi dương vật cương thì sẽ xác định được giãn mao mạch và tĩnh mạch của niệu đạo cũng như là của tuyến tiền liệt, các u máu niệu đạo một cách dễ dàng.

3.2.8 .Chụp cộng hưởng từ vùng tiểu khung.
Cộng hưởng từ là một phương tiện chẩn đoán hình ảnh có giá trị nhất trong thăm dò túi tinh và tuyến tiền liệt, được chỉ định trong các trường hợp có nghi ngờ bệnh lý trên siêu âm qua trực tràng.

3.2.9. Nội soi túi tinh.

Được chỉ định trong trường hợp xuất tinh ra máu kéo dài trên 3 tháng mà không tìm thấy nguyên nhân nào. Hoặc xuất tinh ra máu kéo dài mà có phát hiện thấy bất thường túi tinh qua siêu âm hay qua chụp cộng hưởng từ.

4. Phân tuyến.
4.1. Tuyến xã: phát hiện bệnh, tư vấn và chuyển người bệnh lên tuyến trên.
4.2. Tuyến huyện: chẩn đoán xác định và điều trị nội khoa. Các trường hợp có chỉ định điều trị ngoại khoa phải chuyển người bệnh lên tuyến trên.
4.3. Tuyến tỉnh và tuyến trung ương: xác định nguyên nhân và điều trị thực thụ.
5. Điều trị.
5.1. Điều trị nội khoa.
Chỉ định cho các trường hợp viêm và nhiễm khuẩn.

5.1.1 Trong trường hợp nhiễm khuẩn do các loại vi khuẩn thông thường.

· Điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ là lý tưởng nhất.

· Nếu không có kháng sinh đồ thì dùng kháng sinh theo kinh nghiệm..

Lựa chọn những loại kháng sinh nào có phổ tác dụng đối với họ enterobacteria (chủ yếu là escherichia coli), đặc biệt là ở những người trẻ thuốc phải có phổ tác dung đối với cả Chlamydia.

– Nhóm quinolon: ciprofloxacin, norfloxacin, levofloxacin hay gatifloxacin. Liều uống 400 mg/ngày trong vòng 2 tuần đến 1 tháng

– Nếu không có quinolon thay thế bằng:

· Trimethoprim/sulfamethoxazol (bactrim) 480 mg/viên, 2 viên/ngày + doxycyclin 100 mg/viên, 1 – 2 viên/ngày, dùng thuốc trong 10 – 15 ngày.

· Cũng có thể dùng: metronidazon 250 mg, uống 2 viên/ngày + clindamycin/erythromycin dùng trong 2 tuần.

· Dùng phối hợp với các thuốc chống viêm, giảm phù nề, thuốc cầm máu.

– α-chymotripsin 4,2 mg/viên, dùng 4 viên/ngày, trong 7 ngày

– Các thuốc cầm máu: transamin 250 mg/viên, 2 – 4 viên/ngày, trong 5 ngày

5.1.2. Trường hợp lao sinh dục tiết niệu
Điều trị theo phác đồ chữa lao.

5.2 Điều trị ngoại khoa.
Việc điều trị phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể: phẫu thuật mở hay nội soi.

Chỉ định trong các trường hợp:

– Bệnh lý tại chỗ như tắc túi tinh, nang túi tinh hay sỏi túi tinh

– Các bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường dẫn tinh (ống dẫn tinh, túi tinh) và ung thư tinh hoàn

– Giãn tĩnh mạch niệu đạo.

(Nguồn: Hướng dẫn QG về các dịch vụ CSSKSS năm 2009)

Bác sĩ NGUYỄN TRÍ QUANG

Chuyên gia Tiết niệu & Nam khoa phòng khám quốc tế Victoria

135A Nguyễn Văn Trỗi, phường 12, Q. Phú Nhuận, TP HCM

ĐT: 02839104545

Xuất tinh muộn

Chồng tôi đã gần nửa năm nay mỗi lần quan hệ, “làm” gần cả 30 phút vẫn không ra được. Tôi rất mệt mỏi, có khi đau rát, phải động viên, khuyến khích mãi, anh mới “ra” được. Tôi nói anh đi khám mà anh không chịu đi. Sức khỏe anh vẫn bình thường, ăn ngủ tốt, chỉ có việc là mẹ anh cũng đã mất hơn nửa năm. Có cách nào để chồng tôi khỏi được chứng này mà không cần đi khám bác sỹ không?

BS Nguyễn Trí Quang:

Xin chào bạn, bạn cần phải biết rằng nguyên nhân của việc chậm xuất tinh có thể là tâm lý hay bệnh lý. Người xuất tinh chậm có thể do bẩm sinh, thứ phát sau này hay chỉ là tạm thời trong một giai đoạn nào đó. Theo như lời bạn kể, chồng của bạn có thể rơi vào trường hợp “chậm xuất tinh tạm thời do yếu tố tâm lý”. Hai vợ chồng của bạn phải hoàn toàn thoải mái và giải quyết triệt để những yếu tố có thể gây ức chế tâm lý khi quan hệ tình dục như: căng thẳng công việc, lo âu… và đặc biệt là mẹ của chồng bạn mới mất có thể
ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của anh ấy. Nhưng đây chỉ là tạm thời thoáng qua mà thôi, mọi chuyện sẽ đâu vào đấy sau khi những yếu tố tâm lý kia được giải tỏa. Còn tình trạng vẫn không thể cải thiện sau khi những yếu tố tâm lý được giải quyết thì chồng của bạn phải đến khám với những bác sĩ chuyên về Tiết niệu – Nam khoa thôi. Chúc hai vợ chồng bạn hạnh phúc!

bedroomproblems

Mới xem đã “xuất”!

Tôi là nam, năm nay 29 tuổi, chưa có gia đình. Tôi cũng có một vài người yêu nhưng rồi không đi đến đâu cả nên đến giờ vẫn đơn thân chiếc bóng. Tôi chưa từng quan hệ với phụ nữ, nhưng dạo gần đây chỉ cần thấy hình ảnh mát mẻ trên ti vi là tôi hình như có hiện tượng xuất tinh vậy, cảm giác người rất khó chịu. Bác sĩ cho tôi hỏi liệu tôi có bị mắc bệnh gì về đường sinh lý không và phải chữa trị thế nào, tôi rất lo lắng nhưng không dám hỏi ai, còn đi bác sĩ cũng chẳng biết đến chỗ nào đáng tin cậy. Mong bác sĩ giúp tôi, cám ơn bác sĩ nhiều.

Bác sĩ Nguyễn Trí Quang

Xuất tinh sớm là một rối loạn tình dục nam đặc trưng bởi: xuất tinh xảy ra luôn luôn hay hầu như luôn luôn trước hay trong vòng một phút sau khi đưa dương vật vào âm đạo, không thể kiềm chế sự xuất tinh mỗi khi hay gần như mỗi khi đưa dương vật vào âm đạo và tình trạng này gây ra các hậu quả tiêu cực cho bản thân như chán nản, bực bội, tránh quan hệ tình dục.

Vấn đề của bạn không phải là bệnh lý mà chỉ là do nhạy cảm quá mức thôi, ai còn trẻ cũng vậy cả. Sau này, khi bạn đã lập gia đình và đã có quan hệ tình dục mà vấp phải những điều tôi vừa nêu ra trên đây, bạn cần đến những trung tâm Tiết niệu – Nam khoa có uy tín để khám và theo dõi bạn nhé!

3020016417_f2d63671e8_o-1312765632

Đau rát sau khi xuất tinh?

Sau khi xuất tinh mà cảm thấy mắc tiểu và khi đi tiểu lại thấy bị đau rát như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không thưa bác sĩ?
huỳnh tấn phúc (phuchuynhmpcmc@gmail.com)
– Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang: Như bạn nói, bạn có thể mắc phải một bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu: viêm bàng quang hoặc viêm tuyến tiền liệt, bạn cần phải đến phòng khám nam khoa để khám và xét nghiệm để điều trị dứt điểm bệnh này, nếu không nó có thể tái đi tái lại thường xuyên và ảnh hưởng đến khả năng tình dục của bạn.
Nhưng nhiều trường hợp đây vẫn là tình huống bình thường do bạn quan hệ quá lâu, quá mạnh…và những câu trả lời này thì cần phải đến khám trực tiếp bác sĩ bạn nhe!

TÌNH DỤC VÀ BỆNH TIM MẠCH

Hoạt động tình dục là một phần quan trọng trong chất lượng cuộc sống của người có bệnh tim mạch, trong đó có người cao tuổi. Nhưng để an toàn khi sinh hoạt tình dục, phải có kiến thức về lĩnh vực này.

url0-1

Hoạt động tình dục và nguy cơ tim mạch

Đau thắt ngực

Cơn đau thắt ngực xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ sau khi hoạt động tình dục, chiếm gần 5% tất cả nguyên nhân của cơn đau thắt ngực.

Nhồi máu cơ tim

Theo một nghiên cứu, 50% – 74% nam giới ở tuổi từ 50 – 60 hoạt động tình dục làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim gấp 2,7 lần so với những người không hoạt động tình dục ở cùng độ tuổi.

Loạn nhịp thất dẫn đến đột tử

Trong một số báo cáo khám nghiệm tử thi, tỷ lệ đột tử khi quan hệ tình dục chiếm từ 0,6 – 1,7 %. Trong đó, 82 – 93 % là nam giới và đáng lưu ý là do 75% quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, bạn tình trẻ, sau khi ăn quá no, uống nhiều rượu bia.

Khuyến cáo về quan hệ tình dục đối với bệnh tim mạch

– Phụ nữ có bệnh tim mạch nên được tư vấn về sự an toàn khi quan hệ tình dục và nên có biện pháp tránh thai và mang thai khi thích hợp.

– Những bệnh nhân có bệnh tim mạch muốn bắt đầu hoặc tiếp tục hoạt động tình dục cần được đánh giá kỹ lưỡng qua khám lâm sàng và tiền sử bệnh lý.

– Hoạt động tình dục được chấp nhận đối với bệnh nhân tim mạch khi qua đánh giá lâm sàng, được xác định là ít có nguy cơ biến chứng tim mạch.

– Những người có nguy cơ tim mạch không rõ hay không phải ở mức thấp, cần thiết phải kiểm tra vận động gắng sức để đánh giá khả năng gắng sức và sự xuất hiện của các triệu chứng thiếu máu và loạn nhịp tim.

– Hoạt động tình dục phù hợp cho những bệnh nhân có thể tập thể dục với thang điểm #3 – 5 MET mà không bị khó thở nhiều, đau thắt ngực, thay đổi đoạn ST trên điện tâm đồ, tím tái, hạ huyết áp, hoặc loạn nhịp tim (MET là một phép đo về mặt sinh lý học, thể hiện mức tiêu thụ năng lượng của các hoạt động thể chất và được định nghĩa bằng mức độ tiêu thụ năng lượng trong một hoạt động thể chất cụ thể trên mức độ trao đổi chất tham chiếu).

– Phục hồi chức năng tim mạch và tập thể dục thường xuyên có thể giúp bệnh nhân tim mạch giảm nguy cơ biến chứng tim mạch khi hoạt động tình dục.

– Bệnh nhân có triệu chứng tim mạch không ổn định, hoặc nghiêm trọng, nên trì hoãn sinh hoạt tình dục cho đến khi tình trạng ổn định và được kiểm soát một cách tối ưu.

– Những bệnh nhân đã từng xuất hiện các triệu chứng tim mạch khi quan hệ tình dục nên trì hoãn sinh hoạt tình dục cho đến khi tình trạng ổn định và được kiểm soát một cách tối ưu.

Đàn ông và phụ nữ có bệnh tim mạch ổn định, những người không có hay có rất ít triệu chứng tim mạch trong các hoạt động hằng ngày có thể sinh hoạt tình dục, bao gồm:

– Đau thắt ngực độ I và II theo CCS (Canadian Classification System – Hiệp hội tim mạch Canada).

– Suy tim độ I và II theo NYHA (New York Heart Association – Hội tim mạch New York).

– Bệnh van tim từ nhẹ đến trung bình.

– Không có triêu chứng sau khi nhồi máu cơ tim.

– Thông mạch vành thành công.

– Hầu hết các bệnh tim mạch bẩm sinh.

– Có thể đạt thang điểm #3 – 5 MET khi thực hiện bài kiểm tra hoạt động gắng sức mà không bị khó thở nhiều, đau thắt ngực, thay đổi đoạn ST trên điện tâm đồ, tím tái, hạ huyết áp, hoặc loạn nhịp tim .

Thuốc tim mạch và chức năng tình dục

Liệu pháp điều trị thuốc cho bệnh rối loạn cương

– Thuốc ức chế PDE5 thường được dùng để điều trị rối loạn cương ở những bệnh nhân có bệnh tim mạch ổn định.

– Mức độ an toàn của thuốc ức chế PDE5 chưa được kiểm tra đối với những bệnh nhân có hẹp động mạch chủ và bệnh cơ tim phì đại.

– Thuốc ức chế PDE5 không nên sử dụng ở những bệnh nhân đang được điều trị bằng nitrat.

– Nitrat không nên dùng cho bệnh nhân trong vòng 24 giờ sau khi dùng sildenafil hoặc vardenafil và trong vòng 48 giờ sau khi dùng tadalafil.

Thảo dược

Những bệnh nhân có bệnh tim mạch có thể gặp một số vấn đề bất lợi khi sử dụng thảo dược để điều trị rối loạn chức năng tình dục có thành phần không rõ ràng.

Có rất nhiều loại thảo dược được quảng cáo để điều trị rối loạn chức năng tình dục.

Một số loại thuốc này có thể chứa các thành phần như chất ức chế PDE5 (hoặc các chất hóa học tương tự), yohimbine , hoặc L-arginine; có thể tương tác với các thuốc tim mạch, có tính chất vận mạch hoặc cường thần kinh giao cảm; có thể tăng cao hoặc giảm huyết áp hệ thống, hoặc có liên quan đến những hậu quả bất lợi khi sử dụng ở những bệnh nhân có bệnh mạch vành.

Tư vấn cho bệnh nhânvà bạn tình

Tư vấn về sinh hoạt tình dục là rất cần thiết cho cả nam và nữ mắc bệnh tim mạch thuộc mọi lứa tuổi. Một số thử nghiệm ngẫu nhiên đã chứng minh rằng, tư vấn về tình dục cho những bệnh nhân tim mạch làm tăng kiến thức, thuận lợi hơn khi hoạt động tình dục trở lại; cải thiện sự hài lòng và ham muốn tình dục, làm tăng sự tự tin và giảm nỗi sợ hãi trong khi nối lại hoạt động tình dục.

Bạn của tim mạchTrong rất nhiều loại thực phẩm tốt cho tim mạch được các chuyên gia khuyên dùng, các loại sau đây vừa dễ kiếm, dễ chế biến và dễ dùng.Cá hồi, cá mòi. Hai loại cá này chứa axit béo omega-3 giúp tăng hàm lượng cholesterol tốt, tăng cường trao đổi chất và selenium – một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tim mạch.Nên sử dụng cá tươi thay vì dạng đóng hộp để tránh hàm lượng muối cao.Sữa đậu nành. Sữa đậu nành chứa hàm lượng cao hợp chất hữu cơ Isoflavones đã được chứng minh là làm giảm cholesterol.Nó còn chứa chất Niacin (Vitamin B3) giúp tăng cường lưu thông máu.Súp lơ xanh. Loại rau này chứa rất ít cholesterol,  lại nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa.Khoai lang. Đây là một loại thực phẩm tuyệt vời cung cấp vitamin C, canxi và sắt giúp giảm huyết áp cao. Hãy ăn cả vỏ để có hiệu quả tốt nhất.Táo. Trong vỏ táo có chứa các chất chống oxy hóa, đặc biệt là polyphenols – chất giúp ngăn ngừa quá trình tạo ra các gốc tự do gây ra sự lão hóa tế bào trong cơ thể.

Chất pectin giúp ngăn sự hấp thụ cholesterol có trong tất cả các loại táo. Mỗi ngày ăn một quả táo sẽ làm giảm 40% lượng cholesterol xấu.

Nước cơm. Nước cơm cung cấp hàm lượng nước và chất dinh dưỡng khá lớn, rất có lợi cho người mắc bệnh tim mạch. Thời gian thích hợp nhất để uống nước cơm là giữa hai bữa ăn chính.

Trái cây họ cam quýt. Các loại quả thuộc họ cam quýt như cam, bưởi có chứa một lượng lớn flavaonoid – chất làm giảm huyết áp và giảm viêm động mạch.

Ngoài ra chúng còn có hesperidin – chất làm tăng lưu lượng máu đến tim, và vitamin C giảm cholesterol, chống lại đột quỵ.

Tỏi. Tỏi có tác dụng giảm lượng cholesterol xấu trong máu và phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. Các nhà khoa học khuyên hãy ăn nhiều tỏi mỗi ngày (ăn cả nhánh hoặc nước ép tỏi).

Thịt thăn lợn. Những người thường xuyên ăn loại thịt rất giàu protein này có cơ hội đốt cháy được gấp 2 lần năng lượng dự trữ trong cơ thể.

Do đó, có thể nói loại thịt này giúp giảm cân và đặc biệt tốt cho tim.

Ớt. So với cam, ớt giàu hơn hẳn về lượng vitamin C, sắt, canxi, phốt pho và vitamin nhóm B.

Mỗi 100g ớt cay tươi chứa tới 144mg vitamin C – đứng đầu trong các loại rau tươi.

Lượng vitamin C phong phú có thể khống chế tình trạng xơ cứng động mạch, và làm giảm cholesterol.

Một số nghiên cứu cho thấy chuột sau khi ăn đồ ăn có ớt, lượng cholesterol trong máu giảm rõ rệt.

BS. NGUYỄN TRÍ QUANG (Theo Báo cáo khoa học của Hội Tim mạch Hoa Kỳ)