THÔNG TIN CẦN BIẾT KHI BỊ PHƠI NHIỄM HIV

BS. Nguyễn Trí Quang/ CK Tiết niệu – Nam khoa

Giám đốc Phòng khám Đa khoa Medlatec -999 Phan Văn Trị, Gò Vấp, TP.HCM
————————————————————————-
☎ Gọi ngay tổng đài 1900 56 56 56 hoặc Hotline 0838 02 5656 để đặt lịch xét nghiệm kiểm tra sức khỏe ngay nhé!

XUẤT TINH RA MÁU

1. Đại cương. Xuất tinh ra máu là tình trạng có máu lẫn trong tinh dịch khi xuất tinh. Thông thường, xuất tinh ra máu là bệnh lành tính và tự khỏi nhưng rất hay tái phát (đối với những người trẻ tuổi, dưới 45). Trong một số ít các trường hợp thì đây lại là triệu chứng của một bệnh lý ác tính (đối với những người có tuổi, trên 45). 2. Nguyên nhân. 2.1. Viêm và nhiễm khuẩn Viêm là một trong các nguyên nhân thường gặp nhất. Quá trình viêm gây kích thích niêm mạc dẫn đến hiện tượng sung huyết và phù nề của các ống, các tuyến của đường dẫn tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt, ụ núi và niệu đạo. Từ đó gây xuất tinh ra máu. Các nguyên nhân gây viêm là do nhiễm khuẩn, chấn thương và sỏi túi tinh hay calci hóa tuyến tiền liệt. Nhiễm khuẩn thường gặp như: enterobacteria (chủ yếu là escherichia coli), Chlamydia, gram dương, trực khuẩn lao và một số loại virus. Cần lưu ý: lao là nguyên nhân chủ yếu ở Việt Nam. 2.2. Tắc túi tinh và các nang túi tinh Các nguyên nhân này gây căng và giãn túi tinh lâu ngày làm đứt vỡ các mạch máu dưới niêm mạc. 2.3. Ung thư. Các loại ung thư thường gặp phải kể đến là ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường dẫn tinh, ung thư tinh hoàn, u lympho. 2.4. Các bệnh toàn thân. Các bệnh toàn thân thường gặp là rối loạn đông máu, hemophili, xơ gan, tăng huyết áp. 2.5. Nhóm do các thủ thuật. Sinh thiết tuyến tiền liệt qua trực tràng, đặt dụng cụ niệu đạo, chạy tia xạ trong ung thư tuyến tiền liệt, sau thắt ống dẫn tinh, sau cắt tinh hoàn… 2.6. Giãn tĩnh mạch niệu đạo. Trường hợp này, tinh dịch thường không có lẫn máu mà chỉ đái máu một bãi sau khi cương dương vật. 3. Chẩn đoán. 3.1 .Chẩn đoán xác định. – Lâm sàng: tinh dịch có màu đỏ hoặc màu nâu hoặc màu rỉ sắt. – Xét nghiệm tinh dịch đồ: có nhiều hồng cầu trong tinh dịch. 3.2. Chẩn đoán nguyên nhân. 3.2.1. Các xét nghiệm nước tiểu. Phân tích nước tiểu, nuôi cấy vi khuẩn nước tiểu và làm kháng sinh đồ, tìm tế bào ác tính trong nước tiểu. 3.2.2. Các xét nghiệm tinh dịch. Làm tinh dịch đồ để tìm hồng cầu và bạch cầu, nuôi cấy vi khuẩn tinh dịch và làm kháng sinh đồ, tìm tế bào ác tính trong tinh dịch. 3.2.3. Các xét nghiệm máu. Công thức bạch cầu, tốc độ máu lắng, các xét nghiệm đánh giá chức năng đông máu, kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) đối với người trên 45 tuổi. 3.2.4. Các xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân lao đường tiết niệu. Ngoài các xét nghiệm; công thức bạch cầu, tốc độ máu lắng, để tìm nguyên nhân lao cần làm thêm các xét nghiệm sau: mantoux, tìm kháng thể kháng lao, phản ứng PCR với trực khuẩn lao (bệnh phẩm là tinh dịch). 3.2.5. Siêu âm ổ bụng. Đánh giá tình trạng của gan, thận, bàng quang và tuyến tiền liệt … 3.2.6. Siêu âm qua trực tràng. Là một phương tiện chẩn đoán hữu hiệu để chẩn đoán các bệnh lý khu vực túi tinh và tuyến tiền liệt như: calci hóa tuyến tiền liệt, sỏi túi tinh, giãn túi tinh, nang túi tinh hoặc ống phóng tinh. 3.2.7. Soi niệu đạo và bàng quang. Soi bàng quang, niệu đạo có thể phát hiện ra các tổn thương ở niệu đạo, tuyến tiền liệt. Thông thường soi niệu đạo, bàng quang khi dương vật cương thì sẽ xác định được giãn mao mạch và tĩnh mạch của niệu đạo cũng như là của tuyến tiền liệt, các u máu niệu đạo một cách dễ dàng. 3.2.8 .Chụp cộng hưởng từ vùng tiểu khung. Cộng hưởng từ là một phương tiện chẩn đoán hình ảnh có giá trị nhất trong thăm dò túi tinh và tuyến tiền liệt, được chỉ định trong các trường hợp có nghi ngờ bệnh lý trên siêu âm qua trực tràng. 3.2.9. Nội soi túi tinh. Được chỉ định trong trường hợp xuất tinh ra máu kéo dài trên 3 tháng mà không tìm thấy nguyên nhân nào. Hoặc xuất tinh ra máu kéo dài mà có phát hiện thấy bất thường túi tinh qua siêu âm hay qua chụp cộng hưởng từ. 4. Phân tuyến. 4.1. Tuyến xã: phát hiện bệnh, tư vấn và chuyển người bệnh lên tuyến trên. 4.2. Tuyến huyện: chẩn đoán xác định và điều trị nội khoa. Các trường hợp có chỉ định điều trị ngoại khoa phải chuyển người bệnh lên tuyến trên. 4.3. Tuyến tỉnh và tuyến trung ương: xác định nguyên nhân và điều trị thực thụ. 5. Điều trị. 5.1. Điều trị nội khoa. Chỉ định cho các trường hợp viêm và nhiễm khuẩn. 5.1.1 Trong trường hợp nhiễm khuẩn do các loại vi khuẩn thông thường. · Điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ là lý tưởng nhất. · Nếu không có kháng sinh đồ thì dùng kháng sinh theo kinh nghiệm.. Lựa chọn những loại kháng sinh nào có phổ tác dụng đối với họ enterobacteria (chủ yếu là escherichia coli), đặc biệt là ở những người trẻ thuốc phải có phổ tác dung đối với cả Chlamydia. – Nhóm quinolon: ciprofloxacin, norfloxacin, levofloxacin hay gatifloxacin. Liều uống 400 mg/ngày trong vòng 2 tuần đến 1 tháng – Nếu không có quinolon thay thế bằng: · Trimethoprim/sulfamethoxazol (bactrim) 480 mg/viên, 2 viên/ngày + doxycyclin 100 mg/viên, 1 – 2 viên/ngày, dùng thuốc trong 10 – 15 ngày. · Cũng có thể dùng: metronidazon 250 mg, uống 2 viên/ngày + clindamycin/erythromycin dùng trong 2 tuần. · Dùng phối hợp với các thuốc chống viêm, giảm phù nề, thuốc cầm máu. – α-chymotripsin 4,2 mg/viên, dùng 4 viên/ngày, trong 7 ngày – Các thuốc cầm máu: transamin 250 mg/viên, 2 – 4 viên/ngày, trong 5 ngày 5.1.2. Trường hợp lao sinh dục tiết niệu Điều trị theo phác đồ chữa lao. 5.2 Điều trị ngoại khoa. Việc điều trị phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể: phẫu thuật mở hay nội soi. Chỉ định trong các trường hợp: – Bệnh lý tại chỗ như tắc túi tinh, nang túi tinh hay sỏi túi tinh – Các bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường dẫn tinh (ống dẫn tinh, túi tinh) và ung thư tinh hoàn – Giãn tĩnh mạch niệu đạo. (Nguồn: Hướng dẫn QG về các dịch vụ CSSKSS năm 2009) BS. Nguyễn Trí Quang/ CK Tiết niệu – Nam khoa Giám đốc Phòng khám Đa khoa Medlatec -999 Phan Văn Trị, Gò Vấp, TP.HCM ————————————————————————- ☎ Gọi ngay tổng đài 1900 56 56 56 hoặc Hotline 0838 02 5656 để đặt lịch xét nghiệm kiểm tra sức khỏe ngay nhé!

Bs Nguyễn Trí Quang Tư vấn trực tuyến “Rối loạn tình dục ở nam giới” trên Báo Thanh niên

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các bệnh lý rối loạn tình dục, Báo Thanh Niên kết hợp cùng Phòng khám Victoria Healthcare Mỹ Mỹ tổ chức buổi tư vấn trực tuyến với chủ đề “Rối loạn tình dục ở nam giới” vào lúc 14 giờ 30 ngày 15.11.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ giúp bạn đọc có một cái nhìn mới và cởi mở hơn về các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục của nam giới.

Người Á Đông ít cởi mở khi nói về chuyện sinh lý, đặc biệt phái mạnh luôn có tâm lý phải bảo vệ hình ảnh “bản lĩnh” đàn ông của mình nên những ai gặp vấn đề sức khỏe tình dục thường không biết “trải lòng” cùng ai.

Các thông tin về phương thức, giải pháp điều trị rối loạn tình dục trên các phương tiện truyền thông luôn được nam giới quan tâm. Điều đáng nói là rối loạn tình dục không phải là một bệnh lý mà là tên gọi chung cho các bệnh lý làm giảm chất lượng đời sống tình dục ở nam giới như:

– Rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh

– Vô sinh nam, thiểu năng hormone sinh dục nam

– Bệnh lý lây qua đường tình dục như: lậu, giang mai, Chlamydia, Herpes sinh dục, HPV, HIV,…

– Những bệnh lý khác như: tinh hoàn ẩn, nang hay khối u tinh hoàn, giãn tĩnh mạch và các rối loạn khác của bìu, lỗ tiểu đóng thấp, cong dương vật (Peyronie’s),…

Buổi trực tuyến có sự tham gia của khách mời: Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang – Chuyên khoa cấp 1 Ngoại Tiết niệu – Nam khoa, Phòng khám Victoria Healthcare Mỹ Mỹ.

 

 

Tư vấn trực tuyến “Rối loạn tình dục ở nam giới” - ảnh 1

Đại diện Thanh Niên Online (trái) tặng hoa cho bác sĩ Nguyễn Trí Quang

 

Tư vấn trực tuyến “Rối loạn tình dục ở nam giới” - ảnh 2
 

Tư vấn trực tuyến “Rối loạn tình dục ở nam giới” - ảnh 3

Bác sĩ Nguyễn Trí Quang trả lời trực tuyến các thắc mắc của bạn đọc Thanh Niên Online

TNO
Ảnh: Thanh Hải

Tư vấn trực tuyến “Rối loạn tình dục ở nam giới” - ảnh 4

GIAO LƯU TRỰC TUYẾN

Toi bi Xuat Tinh Som, dieu tri nhieu noi nhung khong het. Moi lan muon quan he voi vo, toi thuong thu dam truoc de xuat tinh, sau do moi quan he de cho lau xuat tinh. Cho hoi lam nhu the co hai gi khong ?

vo lam (lamhungxxxx@yahoo.com.vn)

Làm như thế không có hại, nó cũng là một phương pháp để điều trị xuất tinh sớm nhưng bạn cần phải nhớ điều độ để giữ gìn sức khỏe, bảo đảm phong độ đàn ông.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Tôi năm nay 33 tuổi. Bìu tinh hoàn của tôi xuất hiện 2 cục màu trắng, cứng. Khi nhấn vào thì không thấy đau! Nó xuất hiện đã lâu, nhưng tôi lại nghĩ là bình thường nên không đi khám. Xin bác sĩ tư vấn giúp đây là dấu hiệu bệnh lý gì? Tôi có cần đi khám không? Cảm ơn bác sĩ!

Trong Leung (5 Lang Ha, Ha Noi)

Việc xuất hiện 2 cục màu trắng ở tinh hoàn của bạn cần xác định lại là một bên hay hai bên. Hai cục này có thể là do những nguyên nhân sau: lao tinh hoàn – mào tinh hoàn, khối u tinh hoàn, nang mào tinh,… bạn cần phải đi khám để kiểm tra vấn đề này, giúp phòng ngừa sớm những bệnh nguy hiểm có thể xảy ra đến với bạn.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Sức khỏe vẫn bình thường, bộ phận sinh dục bình thường, nhưng phần bọc tinh hoàn (bìu) có phần lớn có những lúc to bất bình thường. Sinh hoạt tình dục kém, xuất tinh sớm (chưa được 20 giây), mong BS tư vấn. Cảm ơn!

Lương Khàng (Lê Lợi, TP.Quảng Ngãi)

Tình trạng to bất thường bìu của bạn có thể do những nguyên nhân sau: Giãn tĩnh mạch tinh, thoát vị bẹn – bìu, tràn dịch tinh mạc,… gây nên tình trạng sinh hoạt tình dục kém và xuất tinh sớm, bạn nên khám để giải quyết sớm vấn đề này.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Tôi quan hệ từ khoảng năm 22 tuổi, thời gian 3-4 năm đầu tôi quan hệ tuần trung bình 5-8 lần và hoàn toàn thấy khỏe mạnh nhưng những năm về sau thì càng thấy mệt mỏi, cách đây khoảng 2 năm khi tôi quan hệ với bạn gái khi xuất tinh tôi thấy có hiện tương vón cục, hiện tượng giống như bột sắn nấu lên vậy và lượng tinh dịch ít hẳn đi, thời gian cương cứng khi bắt đầu giao hợp chỉ 2 phút và sau đó thì rất mệt mỏi, đi tiểu nhiều, tia nước tiểu yếu… Xin bác sĩ tư vấn giúp xem tôi có cải thiện được và phương hướng giải quyết như thế nào? Hiện tôi rất lo lắng về khả năng sinh con. Mong được sự giúp đỡ của bác sĩ.

Nguyễn Nam (Thanh Hóa)

Qua lời bạn kể, bạn có thể bị rối loạn cương và rối loạn xuất tinh do có nhiễm trùng, viêm nhiễm đường sinh dục. Bạn cần tiến hành một số xét nghiệm để xác định tình trạng này: phân tích tinh dịch đồ, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, nội soi bàng quang (nếu cần),…

Vì vấn đề viêm nhiễm có thể gây tắc đường ống dẫn tinh, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, nên bạn phải đi khám để kiểm tra tình trạng này. Chúc bạn sức khỏe.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Toi bi benh tieu duong type2 tu nam 1998, da va dang chua tri tu do den nay va tri so HbA1c luon trong tinh trang cho phep. Cach nay khoang 4 nam, duong vat cua toi bat dau bi cong. Xin BS vui long tu van cho toi phai chua nhu the nao?

Truong Ngoc Ha (Bui Thi Xuan, P.2, Q.Tan Binh, TP.HCM)

: Trước hết anh cần phải xác định xem thực sự mình có bị cong dương vật hay không, việc này chỉ có thể thực hiện được ở những phòng khám nam khoa.

Anh chỉ nên điều trị khi nào thấy đau khi cương, ảnh hưởng đến khả năng quan hệ tình dục và thường trong những trường hợp này là cần phải phẫu thuật.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Tôi 31 tuổi xin cho hỏi mức phí khám sức khỏe tổng quát tại Phòng khám Victoria Healthcare Mỹ Mỹ là bao nhiêu.

Dương Hùng (Thủ Đức – TP.HCM)

Bạn có thể liên hệ trực tiếp với bộ phận tư vấn khách hàng của phòng khám ở số điện thoại: 08.39104545 để biết thông tin chi tiết.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Em bị hẹp bao qui đầu, xuất tinh sớm, xin hỏi có phải hẹp bao qui đầu dẫn đến tình trạng xuất tinh sớm. Biện pháp khắc phục là gì đối với trường hợp của em? Em cảm ơn!

Trần Thanh Quan (Củ Chi, TP.HCM)

Hẹp bao qui đầu có thể gây ra hiện tượng xuất tinh sớm, biện pháp khắc phục là bạn phải đi phẫu thuật cắt bao da qui đầu, không những điều trị về rối loạn xuất tinh mà còn có thể giúp bạn hạn chế ung thư dương vật về sau.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Từ 6 năm trở lại đây vợ chồng tôi hay xung đột nên quan hệ vợ chồng thưa ra. Cách đây 3 năm tôi có trở lại với người yêu cũ. Khi trở lại với người cũ, chúng tôi rất nồng nhiệt. Khi gặp nhau có ngày 4 đến 5 lần (khoảng 1 tháng gặp nhau 1 lần). Nay vợ chồng tôi ít xung đột hơn trước tôi muốn quan hệ với vợ nhưng không thể được vì dương vật không thể cương cứng (nhưng gặp người yêu thì cương ngay). Tôi khuyên vợ nên dùng oral sex, nhưng vợ không đồng ý. Vậy tôi phải làm sao đây để quan hệ với vợ bình thường trở lại. Kính chào!

Nguyễn Thương (Bình Định)

Trước hết để quan hệ với vợ bình thường trở lại, anh cần đến bác sĩ kiểm tra tổng quát tất cả các nguyên nhân có thể gây nên rối loạn cương của anh, để có những phương án điều trị thích hợp cho anh và cải thiện hiệu quả bệnh rối loạn cương của anh trong thời gian ngắn.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Tôi 43 tuổi, cao huyết áp vô ăn dao động từ 125/90-140/95, có uống thuốc hạ áp huyết tây y thường ngày. Nghề nghiệp kế toán, thời gian gần đây tôi có biểu hiện giảm cương cứng, giảm ham muốn. Tôi muốn hỏi có phải tại tôi dùng thuốc hạ huyết áp không, tôi có thể khám và điều trị ở đâu, thời gian điều trị là bao lâu, chi phí điều trị có tốn kém không? Xin chân thành cảm ơn.

Huy Minh (TP.HCM)

: Như bạn biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn cương và sử dụng thuốc tăng huyết áp, một số loại có thể gây nên tình trạng này.

Bạn nên đi đến bác sĩ khám và tư vấn về loại thuốc hạ áp mà bạn đang sử dụng, đồng thời kiểm tra luôn những nguyên nhân khác có thể gây nên tình trạng rối loạn cương của bạn.

Bạn có thể đến bất kỳ phòng khám nam khoa nào, để khám và điều trị căn bệnh này. Chi phí phụ thuộc vào cơ sở bạn đến. Nhìn chung là không quá mắc lắm.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Thưa bác sỹ Quang! Tôi đang sống ở Đà Nẵng, Năm nay tôi 26 tuổi. Do không có kiến thức đầy đủ về sức khỏe tình dục nên gần đây tôi chỉ mới biết là tôi bị bệnh cong dương vật. Triệu chứng là khi dương vật cương cứng, thường bị cong vênh về bên phải. Vậy xin bác sỹ cho tôi biết về tác hại của bệnh này và cách chữa trị. Tôi xin chân thành cảm ơn

Phan Hoàng Thái (Đà Nẵng)

: Dương vật được cấu tạo chính là hai ống thể hang. Các ống này mà bị bất thường bên dư, bên thiếu thì dương vật sẽ cong về bên thiếu. Cong có thể là cong xuống, cong lên, cong trái hay cong phải, thậm chí xoắn.

Cong ít, dưới 30 độ thì không sao, cong nhiều hơn thì bạn sẽ khó quan hệ, mà nếu cứ ráng quan hệ thì cả hai đều đau dẫn đến giảm hoặc mất khả năng cương cứng.

Chữa dương vật hết cong chỉ có một cách là mổ. Dương vật cong trên 30 độ được xem là cong nặng và cần phẫu thuật chỉnh thẳng để quan hệ thoải mái. Nhưng nếu cong ít hơn, 15-20 độ, mà quan hệ khó khăn, không thoải mái thì nên mổ.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Kết quả siêu âm tuyến tiền liệt không lớn, bình thường nhưng khi tiểu tiện thì tốc độ dòng nước tiểu yếu và phải co cơ đáy chậu nhiều mới có cảm giác là tiểu hết. Xin hỏi đó là bệnh gì, thuộc bệnh niệu hay sinh dục, hay là bệnh vùng tiểu khung? Xin cảm ơn!

Huy (Cà Mau)

: Qua tình trạng bạn miêu tả, bạn có thể bị bế tắc đường tiết niệu, có thể do cơ năng (về đám rối thần kinh vùng tiểu khung) hoặc thực thể (bướu, hẹp niệu đạo, sỏi, viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục,…).

Đây là một bệnh thuộc cả 3 lĩnh vực: niệu sinh dục và tiểu khung, bạn cần đến khám tại phòng khám chuyên khoa để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Cháu chào bác sĩ! Năm 2008, cháu có dấu hiệu đau tinh hoàn trái, cháu được chẩn đoán là bị giãn tĩnh mạch thừng tinh và đã được phẩu thuật tại Hà Nội. Thế nhưng từ đó đến giờ cháu vẫn bị đau bên tinh hoàn trái, mỗi lần đau nó làm cháu rất mệt người. Cháu đã liên tục ra Hà nội tái khám, làm đủ mọi cách nhưng hiện giờ vẫn bị đau bên tinh hoàn trái. Hồ sơ bệnh án của cháu rất nhiều nhưng vẫn không có ai có thể giúp cháu khỏi cơn đau tinh hoàn trái (khi đau thì rất mệt ạ). Cháu gửi tới bác sĩ nỗi niềm của mình, mong bác sĩ giúp cháu.

Lê Cường (TP.HCM)

Trước hết, bạn cần cho tôi biết bạn bị giãn tĩnh mạch thừng tinh một bên hay hai bên, mổ theo phương pháp nào (có mổ đường bìu, nội soi, vi phẫu…); hiện giờ bạn đau bìu liên tục hay thỉnh thoảng mới đau, khi nằm có đỡ đau hơn không, cảm giác đau hay là bỏng rát, có xét nghiệm tinh dịch đồ không… Từ những dữ kiện đó mới biết bạn có giãn tĩnh mạch thừng tinh tái phát, tổn thương thần kinh sinh dục đùi hay không.

Bạn nên đến gặp lại vị bác sĩ đã mổ để tái khám. Nếu bác sĩ xác định bạn bị tái phát thì nên mổ lại.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Khám siêu âm tinh hoàn phải có nang cạnh tinh hoàn d#7mm giãn nhẹ tĩnh mạch thừng tinh trái. Bác sĩ khám nói tôi không sao nhưng thỉnh thoảng tôi cảm thấy đau tưng tức ở tinh hoàn trái. Mong tư vấn giúp tôi.

Lê Trung Hậu (Phường 3, TP.Bến Tre, tỉnh Bến Tre)

Về vấn đề tinh hoàn phải có nang cạnh tinh hoàn nó là vấn đề cũng thường hay gặp, bạn không nên can thiệp gì, chỉ trừ khi nó gây cho bạn đau hoặc khó chịu.

Còn về vấn đề giãn nhẹ tĩnh mạch tinh trái chỉ điều trị khi bạn đau nhiều, đau kéo dài điều trị không khỏi kèm theo là gây bất thường về khả năng sản xuất tinh trùng (thông qua xét nghiệm tinh dịch đồ) chỉ lúc đó bạn mới nên điều trị.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Tôi bị tinh trùng yếu đã làm xét nghiệm tại BVTD và được tư vấn làm thụ tinh trong ống nghiệm. Vợ chồng tôi đã tiến hành làm 4 lần rồi mà vẫn không được. Xin bác sĩ tư vấn cho vợ chồng tôi có nên làm nữa không hay phải làm như thế nào?

Phú ()

Trước hết, tôi muốn biết là vợ của anh có kiểm tra về khả năng sinh sản hay chưa? Nếu như vợ của anh hoàn toàn bình thường mà thụ tinh trong ống nghiệm nhiều lần không được thì có thể tư vấn với bác sĩ về phương pháp “Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng – ICSI”.

Với kỹ thuật TTTON bình thường, một số trường hợp tinh trùng không thể tự thụ tinh non do bất thường về thụ tinh, dẫn đến không có phôi để chuyển vào buồng tử cung. Với kỹ thuật ICSI, chúng ta có thể tránh gần như hoàn toàn các trường hợp trên. Chúc vợ chồng anh thành công!

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Xin hỏi bác sĩ một việc như sau: Con trai tôi hiện cháu được 17 tuổi, tôi biết ở tuổi dậy thì các cháu trai sẽ có hiện tượng xuất tinh, nhưng con trai tôi thì cháu chưa có hiện tượng xuất tinh. Xin bác sĩ tư vấn giùm việc này có ảnh hưởng gì đến đời sống của cháu sau này không?

Quốc Thắng (Bình Thạnh, TP.HCM)

– Chuyên khoa cấp 1 Ngoại Tiết niệu – Nam khoa, Phòng khám Victoria Healthcare Mỹ Mỹ: Hiện tượng xuất tinh của mỗi người nam sớm hay muộn khác nhau tùy vào mỗi người. Để xem cháu có bị rối loạn về xuất tinh hay không, anh có thể hướng dẫn cháu cách tự làm xuất tinh bằng tay để kiểm tra tại nhà, nếu như vẫn không có khả năng xuất tinh nên đem con anh tới khám ở phòng khám chuyên khoa nam.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Chào bác sĩ, đợt tháng 8 vừa rồi em có đi khám sức khỏe tiền hôn nhân, kết quả khám thì mật độ tinh trùng là 7 triệu/ml, % bơi nhanh + tới đích là 25% và bs kết luận là tinh trùng yếu. Vậy cho em hỏi là nếu năm sau em mới có ý định cưới vợ và sinh con thì có phải điều trị gì không ạ. Em đã hạn chế uống rượu bia, không hút thuốc lá rồi.

nguyen khanh ()

Trị số bình thường của tinh dịch đồ (theo WHO 2010)

 

Thể tích tinh dịch ≥ 1.5 ml
pH        ≥ 7.2
Mật độ tinh trùng ≥ 15*106/ml
Tổng số tinh trùng trong một lần xuất tinh ≥  39*106/ml
Di động: ≥ 58%
Tỉ lệ tinh trùng sống a + b ≥ 32%
Hình dạng bình thường ≥ 04%
Các loại tế bào khác   ≤ 1*106/ml

Bạn cần lưu ý tinh dịch đồ chỉ là một xét nghiệm và nó cần phải được thực hiện sau khi bạn đã được một bác sĩ khám cẩn thận và chỉ có bác sĩ đó, sau khi tổng hợp các yếu tố phát hiện khi khám bạn, các kết quả xét nghiệm, mới cho bạn câu trả lời rõ ràng.

Bạn nên mang kết quả này đến hỏi bác sĩ đã khám cho bạn để có câu trả lời thỏa đáng.
Điều mà tôi có thể nói được là tinh trùng bạn di động yếu, số lượng tinh trùng hơi thấp. Bạn cần lưu ý một điều: không có trị số bình thường của tinh dịch đồ. Các trị số mà bạn đọc thấy ở cột bên phải của phiếu xét nghiệm gọi là trị số bình thường thì không đúng mà phải gọi là các trị số tham khảo. Nghĩa là: đa số những người có các trị số tinh dịch trong giới hạn đó sẽ dễ có thai tự nhiên, và những người có các trị số thấp hơn sẽ khó có thai tự nhiên hơn mà thôi. Trong trường hợp của bạn, hoàn toàn có thể yên tâm lấy vợ và sinh con nhé!

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Tôi năm nay 32 tuổi. Do trước đây tôi hay tự thủ dâm nhiều lần trong một ngày, do vậy hiện nay vấn đề sinh hoạt tình dục của tôi gặp vấn đề. Dương vật của tôi thường bị cương cứng rất nhanh, xuất tinh sớm khi quan hệ. Trước đây tôi có đi khám, nhưng bác sĩ bảo còn trẻ nên cần luyện tập, không cần phải điều trị. Nhưng việc tôi luyện tập lại không hiệu quả thưa bác sĩ. Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên và cách điều trị cụ thể để tôi lấy lại tinh thần.

Hàn (Long An )

Đúng như bạn nói, đối với một số người thì các cách tập luyện này rất khổ công và có thể ban đầu có hiệu quả, nhưng sau vài tuần, vài tháng thì đâu lại hoàn đó. Đáng tiếc là cho đến nay vẫn chưa có thuốc nào thật sự là thuốc chữa xuất tinh sớm.

Các thuốc trị xuất tinh sớm vẫn còn ở dạng off-label (không chính thức) như thuốc tê thoa qui đầu, fluoxetine và sertraline uống… Sử dụng các thuốc này có hiệu quả rất cao, 80-90% bệnh nhân thấy thời gian kiềm chế xuất tinh kéo dài hơn, nhưng chúng cũng có thể gây ra tác dụng phụ như: mệt mỏi, mất ngủ, giảm cương… Khi ngưng dùng thuốc thì các tác dụng phụ này cũng chấm dứt.

Theo tôi, bạn nên đến khám lại với bác sĩ chuyên nam khoa để được chữa trị. Tùy trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ cho thuốc thích hợp hoặc các phương pháp khác hiệu quả nhất cho bạn.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Kinh thưa BS! Tôi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, đã đã được mổ nhưng hiện thấy vẫn chưa khỏi. Theo tôi mới biết là mỗ GTMT là phải mỗ 3 đường, hai đường bẹn một đường ở giữa bìu phải không bác sĩ. Tôi có mổ một lần nhưng chỉ mổ một đường ở bên đau. BS cho hỏi cách mổ một đường với cách mổ 3 đường như BS Như ở TP.HCM có khác nhau nhiều không? Vì sao lại phải mổ thêm đường bìu? Nếu mổ một đường khả năng tái phát có cao không?

Quốc Anh (Vinh)
Quang – Chuyên khoa cấp 1 Ngoại Tiết niệu – Nam khoa, Phòng khám Victoria Healthcare Mỹ Mỹ:

Về nguyên tắc thì 2 phương pháp mổ này giống nhau, đều là thắt và cắt tĩnh mạch tinh bị giãn. Phương pháp mổ 3 đường như BS Như ở TP.HCM báo cáo thì tỷ lệ tái phát sẽ thấp hơn và tỷ lệ đau sau mổ sẽ thấp hơn.Nếu mổ một đường thì khả năng tái phát sẽ cao hơn (đặc biệt nếu như không mổ bằng vi phẫu).

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí

Tôi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, lúc đầu chỉ đau bên trái, và được mổ 2 lần điều ở bên trái. lần đầu mỗ vi phẩu, lân 2 sau khoản 6 tháng tôi thấy đau, nóng bìu như trước mỗ nên mỗ lại. Giờ tôi vẫn thấy có hiện tượng giống như củ nhưng ở bên phải, ngồi lâu thấy nóng bìu. Xin hỏi BS làm thế nào để hết bị GTMT? Nếu phải mổ lại thì ở mổ đâu để có thể tránh tái phát cao nhất? Bệnh này có thể trị lành hẳn được không?

Anh Quốc (Huế)

Qua lời bạn kể, tôi nghĩ bạn có thể bị giãn tĩnh mạch tinh bên phải. Để biết bạn có bị giãn tĩnh mạch tinh hay không bạn nên đến khám ở bác sĩ chuyên khoa nam khoa cộng với siêu âm mạch máu vùng bìu bên phải.

Nếu như phải mổ lại, bạn có thể đến những bệnh viện có khoa nam khoa có thể thực hiện mổ vi phẫu, có như vậy mới hạn chế tỷ lệ tái phát cao nhất.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Bác sỹ tư vấn giúp: Bệnh giãn tĩnh mạnh tinh có nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến khả năng tình dục không, cách điều trị? Chân thành cám ơn.

Nguyễn Tiến Mạnh (Lê Chân, Hải Phòng)

– Chuyên khoa cấp 1 Ngoại Tiết niệu – Nam khoa, Phòng khám Victoria Healthcare Mỹ Mỹ:

Bệnh được hiểu như là tình trạng bệnh lý, trong đó có sự giãn bất thường của tĩnh mạch tinh và đám rối tĩnh mạch trong thừng tinh.

Giãn tĩnh mạch tinh (GTMT) hiện là vấn đề y khoa phổ biến, theo nghiên cứu của các nhà y học, bệnh chiếm tỷ lệ khoảng 15% trong giới nam, trong đó 90% là ở bên trái và 10% cho cả hai bên. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 80% trường hợp GTMT không bị hiếm muộn nhưng 35-40% đàn ông bị hiếm muộn phải bị GTMT và 69-81% đàn ông bị hiếm muộn thứ phát bị bệnh này. Điều này chứng tỏ GTMT làm suy giảm dần dần chức năng sinh tinh của tinh hoàn.

Có 15% nam giới bị giãn tĩnh mạch tinh nhưng con số cần chữa trị chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Nói cách khác, giãn tĩnh mạch tinh không cần chữa trị, trừ khi nó gây đau tức bìu hay tinh trùng yếu dẫn tới hiếm muộn.

Tôi không hiểu bạn có bị các biến chứng này của giãn tĩnh mạch tinh hay không, nếu không có thì không cần chữa trị. Giả sử bạn có bị đau tức bìu hay tinh trùng yếu đi nữa thì có thể chữa trị bằng hai cách: hoặc chữa triệu chứng (đau thì dùng thuốc giảm đau, tinh trùng yếu thì dùng thuốc, hỗ trợ sinh sản), hoặc chữa tận gốc (vi phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn ngả bẹn-bìu).

Tùy trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đều nghị cách chữa phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Thủ dâm có ảnh hưởng đến chuyện có con sau này không?

Minh (62 ÔNG ÍCH KHIÊM, TP.HCM)

 

Báo cho bạn biết là thủ dâm không ảnh hưởng đến chuyện có con sau này, nhưng nếu bạn lạm dụng quá có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, hoặc có thể gây ra hiện tượng rối loạn cương hoặc rối loạn xuất tinh.

Tốt nhất là bạn nên kiếm một hoạt động nào đó (thể thao) để không còn nghĩ đến chuyện này nữa, như thế bạn mới dần dần bỏ được thói quen này.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Sau khi xuất tinh mà cảm thấy mắc tiểu và khi đi tiểu lại thấy bị đau rát như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không thưa bác sĩ?

huỳnh tấn phúc (phuchuynhmpcmc@gmail.com)

Như bạn nói, bạn có thể mắc phải một bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu: viêm bàng quang hoặc viêm tuyến tiền liệt, bạn cần phải đến phòng khám nam khoa để khám và xét nghiệm để điều trị dứt điểm bệnh này, nếu không nó có thể tái đi tái lại thường xuyên và ảnh hưởng đến khả năng tình dục của bạn.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Em năm nay 36 tuổi. Em lập gia đình năm 27 tuổi và đã có 2 con, nhu cầu bình thường, mỗi tuần em quan hệ khoảng 3 lần. Tuy nhiên mỗi lần quan hệ chỉ được có chút xíu (khoảng 1-2 phút) nhiều khi chỉ khoảng 30 giây là xuất tinh rồi. Để cải thiện tình trạng trên thì làm thế nào ạ. Có thuốc gì không ạ.

Trần Đình (Đà Nẵng)

Theo Hội Tâm thần học Hoa Kỳ: chẩn đoán xuất tinh sớm phải có 3 yếu tố: thời gian xuất tinh ngắn, thiếu kiểm soát và không thỏa mãn tình dục.

o Thời gian xuất tinh ngắn: thường được tính từ lúc dương vật đưa vào âm đạo đến khi xuất tinh. Trung bình 2 đến 10 phút, chẩn đoán xuất tinh sớm khi thời gian này ngắn hơn 2.

o Thiếu kiểm soát: phân biệt với những người xuất tinh nhanh có chủ ý.

o Không thỏa mãn tình dục.

Xuất tinh sớm có thể gây ức chế nhiều cho cả hai vợ chồng. Bệnh này khá phổ biến với khoảng 30% nam giới mắc phải. Để cải thiện tình trạng này có những phương pháp: Không dùng thuốc (mang nhiều bao cao su, thủ dâm trước khi giao hợp 30 phút – đối với người trẻ, phân tán tư tưởng khi giao hợp, tập luyện kiềm chế xuất tinh: kỹ thuật bóp qui đầu, kỹ thuật khởi động – ngưng), dùng thuốc (như thuốc tê thoa qui đầu, fluoxetine và sertraline uống…), phẫu thuật (Rạch khoanh quanh thân dương vật: phẫu thuật này cắt đứt 80% dây thần kinh cảm giác ngoại vi của đầu dương vật, phẫu thuật cắt bỏ dây thần kinh lưng dương vật làm giảm sự mẫn cảm của dương vật…).

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Tôi 40 tuổi, có vợ con. BS cho hỏi: Tại sao khi tiếp xúc với đàn ông, dương vật tôi cương lên rất nhanh mà tiếp xúc với phụ nữ cũng như vợ mình thì dương vật không thể cương nổi. Tôi chỉ có thể làm tình với vợ khi dương vật đã cương sẵn rồi (lúc sáng sớm chẳng hạn). BS cho biết có thể điều trị bằng cách nào ? Có phải tôi bị thiếu testosteron?

Công Minh (Thủ Đức)

Hiện giờ bạn không có bệnh gì cả, cũng không có phải là vấn đề rối loạn tâm lý. Chỉ là do bạn nằm trong một tỷ lệ ít người thích quan hệ tình dục đồng giới (xu hướng tính dục đồng giới).

Về vấn đề này, tôi nghĩ bạn nên tự giải thích với vợ của bạn. Mong sự thấu hiểu và thông cảm từ cô ấy, như vậy thì gia đình bạn mới hạnh phúc

Còn về việc thiếu testosteron hay không bạn cần phải xét nghiệm mới biết được.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Cách đây 2 tuần, buổi sáng khi thức dậy thì dương vật vẫn cứ cương cứng và kéo dài đến lúc vệ sinh cá nhân xong mà vẫn còn. Tôi dùng nước xối một lúc thì mới hết. Trước giờ tối chưa gặp tình trạng này. Vấn đề nay có gây hại gì không thưa bác sĩ?

Trọng Khương (quang ngai)

Trước hết, bạn cần cho tôi biết bạn bị như vậy kéo dài trong bao lâu. Bình thường, dương vật cương quá lắm là 30 phút cho một đợt, sau đó phải xìu xuống nghỉ ngơi. Nếu bạn bị cương trong thời gian dài, bạn có thể bị chứng “cương dương vật kéo dài”. Các nhà chuyên môn chia cương dương vật kéo dài thành 3 loại: cương dương vật kéo dài đau, cương dương vật kéo dài không đau và cương dương vật kéo dài tái diễn.

Trong đại đa số trường hợp, cương dương vật kéo dài đau sẽ gây đau, thậm chí đau chịu không nổi. Nếu chữa sớm trước 24 giờ kể từ khi bị cương thì dương vật sau này vẫn có thể cương lại được. Còn chữa trễ thì chỉ giúp được hết đau, chứ chức năng cương sẽ bị ảnh hưởng từ mức độ nhẹ (chỉ còn cương khoảng 70 – 80%) cho đến mức độ nặng hơn là liệt hoàn toàn.

Còn 2 loại còn lại ít nguy hiểm hơn, nhưng vẫn có thể gây ra tình trạng rối loạn cương nếu như bị trong thời gian dài. Nếu như tình trạng trên vẫn tiếp tục xảy ra, bạn nên đi đến bác sĩ để kiểm tra nhé!

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Tôi nay 50 tuổi, trước đây thủ dâm (thậm chí lạm dụng) nên độ cương dương vật yếu, thời gian cương ngắn và xuất tinh sớm. Năm 2000 tôi có điều trị tại BV Bình Dân, khi xét nghiệm thì nội tiết tố bình thường, siêu âm mạch máu cũng bình thường nhưng BS vẫn cho uống thuốc hooc môn (hình như thế). Sau khoảng 2 tháng điều trị bệnh vẫn không bớt nên tôi không điều trị kể từ đó đến nay. Theo linh cảm của tôi thì nguyên nhân là do lạm dụng thủ dâm nên mới bị tình trạng trên. BS cho tôi hỏi nếu đúng bệnh của tôi là do nguyên nhân trên thì hiện nay có thuốc nào điều trị được không?

Vũ ()

Theo như lời bác kể, bác hiện đang mắc 2 bệnh đồng thời là: rối loạn cương và xuất tinh sớm. Theo khuyến cáo của hiệp hội niệu khoa Hoa Kỳ phải điều trị rối loạn cương trước thì tình trạng xuất tinh sớm mới cải thiện được. Thời điểm bác điều trị là năm 2000 – thời hoàn kim của Sildenafil (Viagra) (1998) trong điều trị RLC, nhưng đến năm 2003 với sự xuất hiện của 2 loại thuốc nữa là Vardenafil (Levitra), Tadalafil (Cialis), chúng có tác dụng ưu thế hơn viagra là thời gian tác dụng kéo dài hơn, tác dụng chọn lọc cao hơn trên PDE 5. Do đó, cháu khuyên bác nên khám sức khỏe tổng quát trở lại để tiếp tục điều trị cả 2 bệnh này. Chúc bác sức khỏe!

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Tôi bị viêm gan B, hiện đang uống thuốc BARACLUDE điều trị. Vợ tôi đã chích ngừa viêm gan B rồi, xin hỏi bác sĩ tôi đang điều trị như vậy thì có ảnh hưởng đến quan hệ giữa 2 vợ chống và tôi nên có con trong thời gian này hay không?

Phố Hạnh ()

Baraclude, tên thương mại của entecavir là một đồng đẳng nucleoside, một chất guanosine có hoạt tính chọn lọc kháng lại vi rút viêm gan B (HBV). Bạn sử dụng loại thuốc này không có ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai vợ chồng và bạn nên có con khi tình trạng bệnh viêm gan B của bạn ổn định.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Tôi và bạn gái đã yêu nhau được 2 năm. Từ 1 năm nay, mỗi tuần chúng tôi đều quan hệ trung bình 1 lần (vào cuối tuần, vì 2 đứa đi làm, cuối tuần mới gặp nhau). Cả 2 chúng tôi đều thoả mãn sau mỗi lần xxx, bạn gái lên đỉnh đều đều, handjob, OS đầy đủ,.. Nhưng 2 tháng trở lại đây tôi bị gặp trục trặc, sau đoạn dạo đầu, OS cho bạn gái và ngược lại, DV tôi vẫn cương cứng bình thường,.. nhưng đến khi cho bắt đầu cho vào thì nó lại xìu xuống, không lên được, không cho vào được, 2 tuần gần đây khi chúng tôi âu yếm và OS thì tình hình lại tệ hơn, DV tôi không lên nữa, cứ ỉu xìu… bạn gái tôi rất tâm lý, tuy những lúc như thế rất ham muốn nhưng vẫn động viên tôi rằng “không sao đâu mà anh, chắc tại anh mệt, em không quan trọng lắm đâu, để lần sau mình tiếp mà,,,” Tôi bị mắc chứng “trên bảo dưới không nghe” lúc đó. Chiều nay, hiện tượng đó lại lặp lại, bạn gái vẫn động viên tôi, nhưng tôi bắt đầu thấy lo lắng. Điều lạ là, DV tôi vẫn cương cứng bình thường khi ngủ dậy hoặc những lúc tôi nằm 1 mình nhớ lại những lần 2 đứa xxx, DV nó lại ngóc đầu lên. Thật không thể hiểu nổi. Không phải bạn gái tôi không hấp dẫn mà ngược lại rất nồng nàn, không phải tôi nhàm chán xxx với bạn gái, tôi vẫn rất ham muốn. Tôi nghĩ lại, hay tại tôi hay thức khuya (tôi hay thức đến 3h)? Hay tại tôi ăn uống thất thường (tôi thường ăn không đúng bữa)? Nhưng từ trước đến nay tôi vẫn thế cơ mà, có phải gần đây tôi mớ có thói quen sinh hoạt đó đâu.??

Thanh Hải (TP.HCM)

 

BS NGUYỄN TRÍ QUANG ĐANG TƯ VẤN BỆNH NHÂN

Bạn có 3 vấn đề có thể ảnh hưởng đến sự cương của dương vật.

1. Rối loạn tâm lý

2. Thể trạng suy nhược

3. Do số lần quan hệ tình dục ít

Bạn mới bị và còn trẻ tuổi nên việc điều trị còn dễ, bạn phải tự giải quyết các vấn đề trên. Nếu vẫn không khỏi, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để tìm hướng điều trị tốt nhất.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Em năm nay 23 tuổi, nặng 67 kg, hoàn toàn khỏe mạnh. Trong khoảng hơn 1 năm trở lại đây, em thấy sinh lý mình có nhiều thay đổi rất đáng lo ngại. Chẳng hạn như em thấy mình bị són tiểu (tiểu không hết, khi làm nặng hay hắt hơi nước tiểu rỉ ra), tiểu ra tinh trùng và đáng lo ngại hơn là em cảm thấy giảm ham muốn và cương dương rõ rệt (trước kia ham muốn em rất mãnh liệt, và khi ngủ dậy có khi cương khi không). Lần đầu tiên eM quan hệ với bạn gái cách đây 3 tháng và rất hay thủ dâm 2 năm về trước.  Em thật sự rất hoang mang và lo lắng. Em còn trẻ và khỏe, nhưng tại sao lại bị như thế này? Em đã suy nghĩ rất nhiều nhưng không hiểu tại sao? Em muốn đi khám nam khoa nhưng ở Nha Trang không có phòng khám nam khoa, vô SG thì em chưa có điều kiện thu xếp. Trong khoảng thời gian hơn 1 năm qua, cũng chính là lúc em chuyển công việc làm ngày sang làm đêm hẳn (em làm trong khách sạn). Em làm đêm nhưng 1 đêm ngủ cũng được 4 tiếng. Trong 1 khoảng thời gian em cảm thấy như mình bị trầm cảm, thiếu ngủ (chỉ ngủ 4 tiếng ở khách sạn, về nhà e không ngủ, cũng chẳng làm gì, ru rú trong nhà). Em không biết có phải đó có là nguyên nhân khiến em mắc bệnh hay không? Em rất hoang mang và lo lắng. Bây giờ em vẫn làm đêm và làm thêm ban ngày nữa (1 ngày em ngủ 2 giấc cũng được 6 – 7 tiếng). Theo dự đinh năm sau em sẽ lập gia đình, nhưng em rất lo lắng và thiếu tự tin… Giờ em nên làm thế nào bác sĩ ơi?

Trương Phạm Minh Huy (Nha Trang – Khánh Hòa)

Qua lời bạn kể, tôi thấy hiện giờ bạn có một  số nguyên nhân gây nên rối loạn cương: suy nhược cơ thể, lo âu (bao gồm cả các vấn đề trong cuộc sống lẫn lo lắng về khả năng quan hệ tình dục của bản thân), rối loạn cơ vòng của niệu đạo trong việc kiểm soát tiểu tiện, xuất tinh. Bạn cần phải vào những bệnh viện chuyên khoa tiết niệu – nam khoa kiểm tra xem rối loạn cơ vòng do cơ năng hay thực thể để có hướng điều trị thích hợp. Hiện tại, nếu bạn không có điều kiện vào SG, bạn có thể cải thiện tình trạng bệnh bằng cách tăng cường tập thể dục để rèn luyện cơ thể – đặc biệt là những bài tập vùng bụng và chậu. Bên cạnh đó cần phải tránh lo âu, làm việc quá sức (sức khỏe là vàng bạn nhé). Chúc bạn sức khỏe và sớm có điều kiện vào SG điều trị!

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Sau khi quan hệ xong bị đau ở vùng bàng quang và nhức mỏi chân tay cả ngày, đó là biểu hiện của bệnh lý gì?

Nguyễn Đức Dương (Cát Bi – Hải An – Hải Phòng)

Bạn nên đến bác sĩ kiểm tra xem có bị viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt hay không nhé! Còn nếu như không bị những vấn đề này, có thể do: thể trạng của bạn không được tốt, quan hệ tình dục quá nhiều lần, quá mạnh, hay quá lâu mới quan hệ một lần. Bạn cần phải lưu ý và điều chỉnh những vấn đề này nếu có bạn nhé!

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Các loại thuốc trợ giúp như tráng dương, cường lực… hợp cho những người trên 30 tuổi không? Nếu uống những loại thuốc đó có giúp giảm bớt bệnh không?

Nguyên ()

Như bạn biết tất cả các thuốc tráng dương, cường lực… chỉ là những thực phẩm chức năng chuyên về bồi dưỡng cơ thể, ổn định tâm lý. Do đó, khi bị rối loạn cương thì không có tác dụng điều trị.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Năm nay tôi 60 tuổi, nhưng cậu nhỏ không chạy tốt cho lắm. Bà xã 50 tuổi. 4, 5 ngày giao hợp một lần nhưng chẳng đạt được gì, dù rất ham muốn. Vậy xin hỏi BS có cách nào cho sung mãn khi gần với bà xã. Xin cám ơn!

Công Thành ()

Bác nên đi khám và kiểm tra những nguyên nhân có thể gây rối loạn cương tại phòng khám nam khoa. Sau đó, tùy thuộc nguyên nhân nào thì sẽ có cách điều trị tốt nhất (không nên tự mua thuốc uống). Chúc bác sức khỏe!

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Toi co benh thieu mau co tim, huyet ap, duong huyet 140… co the dung Viagra khong? Toi khong cuong de quan he duoc, vay co cach nao khong?

nguyen quang (long khanh)

Khi sử dụng Viagra, chống chỉ định tuyệt đối có yếu tố: những bệnh nhân đang dùng đồng thời các nitrat hữu cơ bất cứ dạng nào hoặc các chất cho nitric oxid (những thuốc này thường dùng trong bệnh lý tim mạch). Bên cạnh đó, bạn có nhiều yếu tố nguy cơ cao kèm theo như: tăng huyết áp và đái tháo đường; cho nên bạn không thể sử dụng Viarga.

Nếu như bạn muốn cương được để quan hệ tình dục thì cần phải điều trị ổn định tất cả các bệnh này, kèm theo là chế độ luyện tập hợp lý… Nếu như vẫn không được, bạn nên đến khám và tư vấn với bác sĩ về những biện pháp can thiệp sâu hơn: dụng cụ bơm hút chân không, tiêm thuốc vào thể hang, phẫu thuật…

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Tôi có vợ 7 năm và 1 con trai 4 tuồi. Gần 1 năm nay có hiện tượng dương vật cương không đủ cứng để gần gủi với vợ, hay đang “vui vẻ” bỗng dưng mềm xuống. Và dương vật có xu hướng cong về phía bên phải. Xin hỏi phải điều trị như thế nào, tại đâu. Xin cám ơn.

Bùi Trung Hiếu (Trà Vinh)

Theo những biểu hiện bạn miêu tả thì đúng là bạn mắc chứng rối loạn cương dương. Rối loạn cương dương thường biểu hiện ở các triệu chứng sau:

– Có ham muốn tình dục nhưng dương vật cương không đủ cứng để giao hợp.

– Cương không đúng lúc. Lúc không giao hợp thì cương nhưng khi giao hợp thì không.

– Dương vật cương cứng không đủ lâu, giao hợp không trọn vẹn.

Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do:

Về thể chất: bị mắc các bệnh như tim mạch, đái tháo đường, trải qua các cuộc phẫu thuật gây thương tổn, chấn thương hay rối loạn nội tiết…

Về tinh thần: lo âu (bao gồm cả các vấn đề trong cuộc sống lẫn lo lắng về khả năng quan hệ tình dục của bản thân) hoặc bị chấn thương tâm lý nặng nề…

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: hút thuốc lá, rượu, ma túy, dược phẩm gây phản ứng phụ, sống thụ động, ít vận động…

Đặc biệt, bạn còn bị cong dương vật (không rõ do chấn thương hay bẩm sinh). Bạn có thể đến bất kỳ phòng khám chuyên khoa nam khoa nơi bạn ở để kiểm tra tất cả vấn đề này và điều trị theo từng nguyên nhân cụ thể và nếu cần phải phẫu thuật chỉnh cong dương vật thì bạn phải vào bệnh viện chuyên khoa chứ không phải ở phòng khám bạn nhé!

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Em năm nay 26 tuổi mới lập gia đình được 2 tuần, khi quan hệ tình dục ở màn dạo đầu dương vật có cứng lên nhưng khi cần quan hệ thì dương vật của em lại mềm ra và không thể nào “cho vào” được, bác sĩ cho em hỏi em bị bệnh gì? Chữa trị như thế nào trong thời gian bao lâu?

Võ Hải Đông (Q7, TP.HCM)

Theo như triệu chứng bạn kể, bạn có thể đang mắc bệnh rối loạn cương và do yếu tố tâm lý là chính. Trong trường hợp này bạn chỉ cần ổn định tâm lý trong một thời gian, rèn luyện thân thể đều đặn để tăng cường sức khỏe chung của cơ thể và giảm lo âu (stress)…. thì mọi việc sẽ ổn.

Thời gian trở lại bình thường tùy thuộc vào mỗi người không có con số cụ thể. Nếu như sau một thời gian thay đổi lối sống, tâm lý mà vẫn không khỏi bạn cần đến khám và tư vấn thêm với bác sĩ bạn nhé.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Tôi bị tiểu đường 12 năm. Thường bị tình trạng RLC. Khi cần tôi có dùng ARDAGIN để cải thiện. Xin hỏi với bệnh của tôi sử dụng thường xuyên ARDAGIN có được không? Có các gì cải thiện được tình trạng RLC không? Xin tư vấn. Chân thành cảm ơn!

Trần Kỳ (Hàm Nghi, Q.1, TP.HCM)

Thuốc ARDAGIN (Sildenafil – giống như một số thuốc: Kamagra 100, EVADAM, Viagra…) thuộc nhóm ức chế enzym phosphodiesterase-5 (PDE5) chọn lọc, là một trong 3 loại thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị RLC hiện nay. Bạn đã bị bệnh đái tháo đường đã 12 năm nên khi sử dụng loại thuốc này cần thường xuyên kiểm tra chức năng tim mạch, gan, thận để biết hướng điều trị cụ thể.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Y học có thể chữa trị dứt điểm rối loạn cương dương?

Ngô Bình (TP.HCM)

Do bệnh rối loạn cương có nhiều nguyên nhân gây ra, nên việc điều trị dứt điểm tùy thuộc vào mức độ giải quyết nguyên nhân. Một số nguyên nhân bạn có thể giải quyết triệt để, một số nguyên nhân không thể giải quyết triệt để nên bạn phải chấp nhận sống chung “hòa bình” với nó mà thôi.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Những bệnh gì gây rối loạn cương dương? Bệnh rối loạn cương dương thường xảy ra ở độ tuổi từ bao nhiêu?

Ngọc Giao (TP.HCM)

Rối loạn cương dương thường xảy ra ở những bệnh nhân bị: stress, xơ vữa mạch máu ngoại vi, các bệnh mạn tính (tăng huyết áp, tăng cholesteron máu, người mắc bệnh tim, suy thận, đái tháo đường…), rối loạn nội tiết (testosterol, LH, FSH..), sau một chấn thương (vùng niệu đạo hay tầng sinh môn, tủy sống, não bộ..), sau một liệu pháp điều trị (xạ trị vùng chậu, cắt tiền liệt tuyến, phẫu thuật mạch máu ngoại vi hay động mạch..), tác dụng phụ của thuốc (thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương, kháng Androgen, chống trầm cảm…), do một số yếu tố bẩm sinh (“của quý” quá ngắn, teo nhỏ, cong…), viêm nhiễm bộ phận sinh dục.

Trong nghiên cứu báo cáo ở Mỹ, trong độ tuổi từ 40 đến 70, tỉ lệ rối loạn cương hoàn toàn tăng 5,1% lên 15%, rối loạn cương trung bình tăng từ 17% lên 34%, và rối loạn cương nhẹ vẫn giữ khoảng 17%.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Rối loạn cương dương là gì và khi nào cần chữa trị?

Minh Đức (TP.HCM)

Rối loạn cương dương (erectile dysfunction) được định nghĩa là tình trạng mất khả năng để đạt được và duy trì được sự cương cứng của dương vật đủ để giao hợp.

Rối loạn cương dương được Hội Nam học thế giới dùng thay cho các từ bất lực, liệt dương, thiểu năng sinh dục nam giới… từ năm 1997.

Để biết khi nào bạn cần phải điều trị rối loạn cương, chúng ta cần dựa vào Bảng chỉ số quốc tế về chức năng cương dương vật (The international index of erectile function  – IIEF-5). Đây là thang đánh giá chức năng tình dục nam giới phổ biến nhất hiện nay và là tiêu chuẩn bắt buộc trong hầu hết các nghiên cứu được công bố về rối loạn cương dương, bản IIEF-5 được rút gọn còn tối đa 5 câu hỏi (mỗi câu hỏi được chấm từ 1 – 5 điểm). Một kết quả dưới 21 điểm có hàm ý “dấu hiệu rối loạn cương dương” và bạn nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Dạo gần đây tôi cảm thấy mình như có ý muốn nhìn đàn ông. Có phải đó là một chứng bệnh tâm lý không? Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng mình là nam, tôi có rất nhiều cảm giác với phụ nữ đẹp. Tôi rất băn khoăn về vấn đề này.

mai thanh (Nguyen Binh Khiem – Q.1)
Trước hết tôi muốn cho bạn biết đây không phải là một chứng bệnh tâm lý. Chỉ là 1 trong số các xu hướng tính dục của con người.
Có 3 xu hướng tính dục thường gặp là: Xu hướng tính dục đồng giới (hấp dẫn với người cùng giới – homosexuality), Xu hướng tính dục khác giới (hấp dẫn với người khác giới – heterosexuality), và Xu hướng lưỡng tính dục (hấp dẫn với cả hai giới – bisexuality). Cũng có thể có một xu hướng nữa tuy rất hiếm gặp là không hấp dẫn với giới nào cả (asexual).Thông qua câu hỏi của bạn, tôi nghĩ bạn có thể rơi vào trường hợp lưỡng tính dục, bạn nên đến phòng khám chuyên về nam khoa để tư vấn và kiểm tra kỹ hơn về vấn đề này.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

Tôi là nam 100% đã có vợ, có con nhưng không hiểu tại sao gần đây tôi chỉ có cảm giác khi quan hệ đồng giới và thực sự cảm thấy thỏa mãn, còn với vợ và phụ nữ nói chung hầu như không có cảm giác tình dục. Khó cương khi quan hệ với phụ nữ, còn đối với người đồng giới thì rất dễ cương và cương rất cứng. Làm thế nào để có thể trở thành một người đàn ông bình thường. Cảm ơn bác sĩ!

Nam (TP.HCM)

Trường hợp của bạn từ 40 năm nay (1973), y học không xem là bệnh lý nữa và đây cũng không phải là vấn đề tâm lý. Bạn thuộc vào một thiểu số người (khoảng 3 – 5%) có quan hệ tình dục đồng giới (xu hướng tính dục đồng giới – hấp dẫn với người cùng giới – homosexuality). Lý do vì sao thì y học vẫn chưa rõ (đã có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của sự phát triển các xu hướng tính dục khác nhau, vận dụng đến cả các yếu tố di truyền hay bẩm sinh và những hoàn cảnh nuôi dưỡng, giáo dục trong tuổi thơ ấu) và do vậy chưa có cách nào để khắc phục hay phòng ngừa.

Bác sĩ Nội trú Nguyễn Trí Quang

ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG PHƠI NHIỄM HIV

Thời điểm: Điều trị dự phòng phải được tiến hành sớm. Tốt nhất là trong vòng từ 2 – 6 giờ sau khi bị phơi nhiễm. Tốt nhất điều trị trong vòng 24h. Không nên điều trị muộn sau 72 giờ. Ngừng dự phòng nếu xác định bệnh nhân nguồn có HIV(-) Bước 1: Xử lý vết thương tại chỗ Tổn thương da gây chảy máu: – Rửa ngay vết thương bằng xã phòng và nước dưới vòi nước chảy. – Để máu ở vết thương tự chảy – Không nặm bóp vết thương Phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: – Xả nước nhẹ nhưng thật kỹ dưới dòng nước chảy hoặc nước muối 0,9% vô khuẩn ít nhất 15 phút trong lúc mở mắt, lộn nhẹ mi. Không dụi mắt. Phơi nhiễm qua miệng, mũi: – Nhổ khạc ngay máu hoặc dịch cơ thể và xúc miệng bằng nước sạch nhiều lần – Xỉ mũi và rửa sạch vùng bị ảnh hưởng bằng nước hoặc nước muối 0,9% vô khuẩn – Không dùng thuốc khử khuẩn và không đánh răng Bước 2 : Xác định tình trạng HIV của nguồn phơi nhiễm Thông báo về sự việc, tư vấn và xét nghiệm HIV, Viêm gan B, Viêm gan C (có sự chấp thuận của bệnh nhân) Thu thập thông tin về nguy cơ nhiễm bệnh gần đây (giai đoạn cửa sổ). Nếu bệnh nhân nguồn HIV(-): Cân nhắc yếu tố nguy cơ để quyết định điều trị dự phòng bằng  thuốc kháng vi rút  (ARV) Nếu bệnh nhân nguồn HIV(+), xác định giai đoạn nhiễm HIV, ARV đã và đang dùng (khả năng kháng thuốc). Bước 3: Xác định tình trạng nhiễm HIV của người bị phơi nhiễm Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo quy định Nếu người bị phơi nhiễm xét nghiệ̣m HIV(+): người đó đã bị nhiễm HIV từ trước, không phải do phơi nhiễm. Nếu xét nghiệ̣m HIV (-): kiểm tra lại sau 3 và 6 tháng. Bước 4: Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm Có nguy cơ : Tổn thương da xây xát nông và không chảy máu hoặc chảy máu ít. Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào niêm mạc không bị tổn thương. Tổn thương qua da sâu, chảy nhiều máu, kim nòng rỗng cỡ to. Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét rộng từ trước. Không có nguy cơ: Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành. Bước 5: Điều trị dự phòng bằng ARV cho người bị phơi nhiễm Phác đồ điều trị dự phòng Người lớn: TDF (Tenofovir 300mg ) + 3TC (Lamivudine 300mg) (hoặc FTC – Emtricitabine 200mg ) + EFV (Efavirenz 600mg) hoặc AZT (Zidovudine 600mg ) + 3TC (Lamivudine) + EFV (Efavirenz) Trẻ em ≤ 10 tuổi: AZT (Zidovudine ) + 3TC (Lamivudine)  + LPV/r (Lopinavir + Ritonavir) Thời gian: Chỉ định điều trị dự phòng 28 ngày cho tất cả các trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ Chế độ đối với người bị phơi nhiễm HIV hoặc nhiễm HIV do tai nhạn rủi ro nghề nghiệp Phơi nhiễm HIV: (QĐ 265/2003/QĐ-TTg về chế độ…) Được xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV và được điều trị miễn phí các thuốc dự phòng phơi nhiễm chống HIV/AIDS; Được nghỉ việc để điều trị dự phòng trong 20 ngày làm việc.. Nhiễm HIV (QĐ 265/2003/QĐ-TTg về chế độ…) Được điều trị miễn phí các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ART theo hướng dẫn của Bộ Y tế; Được nghỉ việc để điều trị các bệnh do HIV/AIDS gây nên; Trợ cấp một lần ít nhất bằng 30 tháng lương và phụ cấp (nếu có) khi người lao động đã được xác định bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp… Tóm tắt Trong dự phòng chuẩn, máu và các dịch sinh học cơ thể của tất cả các bệnh nhân đều phải được coi là nguồn lây nhiễm Nguy cơ nhiễm HIV là 0,3%, Viêm gan C là 3% và B là 30% sau một lần phơi nhiễm xuyên da. Cần thực hành dự phòng chuẩn trong tất cả các lần thực hiện tiếp xúc với máu và dịch tiết của người bệnh Phác đồ dự phòng sau phơi nhiễm với HIV do tai nạn nghề nghiệp: Sử dụng phác đồ 3 thuốc ARV (Nguồn: Bộ Y Tế) BS. Nguyễn Trí Quang/ CK Tiết niệu – Nam khoa Giám đốc Phòng khám Đa khoa Medlatec -999 Phan Văn Trị, Gò Vấp, TP.HCM ————————————————————————- ☎ Gọi ngay tổng đài 1900 56 56 56 hoặc Hotline 0838 02 5656 để đặt lịch xét nghiệm kiểm tra sức khỏe ngay nhé!

CẮT DA QUY ĐẦU – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT!

Giới thiệu Cắt bao da quy đầu là một phẫu thuật lâu đời nhất trên thế giới và đến nay vẫn còn là một trong những chủ đề gây tranh cãi nhiều nhất trong y khoa. Ở Ai Cập, thủ tục này được thực hiện cách nay ít nhất 6.000 năm. Tỷ lệ cắt da quy đầu Có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ cắt bao quy đầu ở những nơi khác nhau trên thế giới, nhưng khoảng 80% nam giới trên thế giới không phải cắt da quy đầu. Tỷ lệ cắt da quy đầu ở trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: tôn giáo, quốc gia, dân tộc, khu dân cư, trình độ giáo dục của người mẹ, tình trạng kinh tế xã hội, loại bảo hiểm y tế, thái độ của cha mẹ và bác sĩ. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ cắt bao quy đầu ở trẻ sơ sinh dao động từ 65% đến 82%. Cắt bao quy đầu rất hiếm gặp ở các nước Châu Âu, Trung và Nam Mỹ và Châu Á. Tỷ lệ cắt da quy đầu của Hàn Quốc đối với học sinh trung học trên 90%. Khi nào cần phải cắt da quy đầu? 1. Hẹp da quy đầu bệnh lý 2. Bán hẹp da quy đầu tái phát nhiều lần 3. Viêm quy đầu, da quy đầu tái phát nhiều lần 4. Viêm quy đầu xơ tắc (balanitis xerotica obliterans) – một dạng viêm nặng, mạn tính của quy đầu. 5. Sùi mào gà, nang Lympho da quy đầu, phù mạch bạch huyết dương vật mạn tính 6. Chuẩn bị đặt dương vật giả (không thường xuyên) 7. Là một phần của phẫu thuật tái tạo bộ phận sinh dục như: niệu đạo đóng thấp hay hẹp niệu đạo 8. Những chỉ định khác: Tôn giáo, văn hóa (yêu cầu từ ba mẹ), xã hội (áp lực của bạn bè), hoặc lý do cá nhân (tăng cường khả năng tình dục hoặc cải thiện hình ảnh với kích thước dương vật lớn hơn). Khi nào không được cắt da quy đầu? Chống chỉ định để thực hiện cắt bao quy đầu bao gồm:
  1. Trẻ sinh non, hoặc nếu có bất kỳ sự băn khoăn nào liên quan đến lợi ích của trẻ sơ sinh
  2. Rối loạn đông máu, Hemophilia (bệnh chảy máu do thiếu yếu tố đông máu) hoặc tiền sử gia đình rối loạn đông máu
  3. Nếu bao quy đầu bị ngắn hoặc không có da phía mặt dưới (mặt bụng)
  4. Biến dạng mặt lưng dương vật
  5. Dị tật lỗ tiểu đóng thấp
  6. Dương vật bị cong lên hay xuống và kèm theo hoặc không kèm theo lỗ tiểu đóng thấp
  7. Dị tật quy đầu bị chia làm 2 do lỗ tiểu ở dưới thấp nhưng da qui đầu vẫn còn nguyên vẹn – megameatus intact prepuce (MIP)
  8. Niệu đạo to (Megalourethra)
  9. Dương vật nhỏ, Dính da dương vật – bìu (webbed penis)
Các biến chứng của cắt bao quy đầu? Tỷ lệ biến chứng thật sự sau cắt da quy đầu chưa được thống kê rõ ràng, bởi vì tỷ lệ báo cáo rất khác nhau, tùy thuộc vào: loại nghiên cứu, thiết bị y tế, bác sĩ hay không phải bác sĩ, định nghĩa của biến chứng cụ thể, thời gian theo dõi. Một số nghiên cứu đã báo cáo tỷ lệ biến chứng từ 0,2-0,6% đối với cắt bao quy đầu ở trẻ sơ sinh, trong khi một số khác đã đề cập đến các con số từ 1,5% đến 10%. Các biến chứng thường xảy ra nhất là chảy máu (4-24%), nhiễm trùng, tái phát hẹp da quy đầu, cầu da, hẹp lỗ tiểu, loét dây thắng quy đầu, vùi dương vật, viêm dính quy đầu, cắt da quy đầu chưa hoàn toàn. LỢI ÍCH CỦA VIỆC CẮT DA QUY ĐẦU? Phòng ngừa ung thư bộ phận sinh dục Đàn ông có cắt da quy đầu sẽ giảm nguy cơ ung thư dương vật 3 lần so với đàn ông không cắt da quy đầu. Đàn ông có hẹp da quy đầu mà không cắt thì nguy cơ ung thư dương vật tăng lên tứ 11-16 lần. Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng dường như việc cắt bao quy đầu ở nam giới cùng với các yếu tố như: quan hệ một vợ một chồng, tình dục an toàn và sử dụng các biện pháp tránh thai, có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục Những đàn ông không cắt da quy đầu có nguy cơ tăng từ 2-7 lần tỷ lệ bị các bệnh viêm loét sinh dục: herpes, giang mai, hạ cam, bệnh hột xoài (u lympho sinh dục) tại một nhóm dân số. Nhưng những người đàn ông cắt da quy đầu lại dễ bị viêm niệu đạo hơn những người không cắt. Phòng ngừa nhiễm HIV Ba nghiên cứu trên nam giới ở châu Phi trưởng thành đã báo cáo giảm 50% tỷ lệ nhiễm HIV khi cắt bao quy đầu trong thời gian theo dõi ≤ 2 năm. Tình dục Một số khảo sát trên nam giới trưởng thành trước và sau khi cắt bao quy đầu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về khả năng tình dục, sự cương cứng, xuất tinh hoặc sự hài lòng tổng thể, thêm vào đó thời gian xuất tinh trung bình kéo dài dài hơn đáng kể. BẤT LỢI CỦA VIỆC CẮT DA QUY ĐẦU? Tâm lý Có bằng chứng  chỉ ra rằng cơn đau dữ dội do cắt da quy đầu có ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa mẹ và trẻ sơ sinh, có thể có những hậu quả tiêu cực lâu dài như: cảm giác bị tổn thương cơ thể, giảm tự tin, giận dỗi, oán giận, trầm cảm, và cảm thấy bị xâm phạm hay bị cha mẹ phản bội. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo không nên cắt da quy đầu cho trẻ em trừ khi có chỉ định rõ ràng! (Nguồn: Andrology for the Clinician) BS. Nguyễn Trí Quang/ CK Tiết niệu – Nam khoa Giám đốc Phòng khám Đa khoa Medlatec -999 Phan Văn Trị, Gò Vấp, TP.HCM ————————————————————————- ☎ Gọi ngay tổng đài 1900 56 56 56 hoặc Hotline 0838 02 5656 để đặt lịch xét nghiệm kiểm tra sức khỏe ngay nhé!

BỆNH LẬU LÀ GÌ?

Đại cương

Là một bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, tương đối phổ biến (chiếm 3-15% trong tổng số các bệnh lây truyền qua đường tình dục), căn nguyên do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae , triệu chứng lậu cấp điển hình là đái buốt, đái ra mủ, nhưng phần lớn lại găp là lậu mạn tính với các triệu chứng không điển hình, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng cho bệnh nhân.

Một vài yếu tố dịch tễ:

Tuổi của bệnh nhân: gặp ở mọi lứa tuổi từ sơ sinh đến người cao tuổi, nhưng thông thường lứa tuổi trẻ hoạt động tình dục mạnh, nam và nữ đều có thể bị bệnh, ở nữ giới tỷ lệ bệnh lậu không có triệu chứng nhiều hơn nam. Người bệnh là nguồn duy nhất của bệnh lậu ( lây truyền qua hoạt động tình dục đồng giới hoặc khác giới, lây từ mẹ sang con trong giai đoạn chuyển dạ và đẻ).

Vi khuẩn lậu bắt màu gram (-), nằm trong tế bào bạch cầu đa nhân, đứng từng đôi một , khi lậu cấp tính thường có hình ảnh rõ, khi lậu mạn thường phải nuôi cấy để chẩn đoán xác định ( nuôi cấy trong môi trường thạch máu có CO2 ),dùng hình ảnh đại thể và phân lập trên môi trường đường để xác định vi khuẩn lậu.

Sức đề kháng vi khuẩn lậu kém, ra môi trường ngoài cơ thể và các thuốc sát trùng thông thường đều diệt được.

Cơ chế bệnh sinh:

Sau khi quan hệ với bạn tình có bệnh, vi khuẩn lậu có sức bám dính vào màng tế bào biểu mô trụ của đường tiết niệu sinh dục người lành, nên việc nhiễm bệnh xảy ra rất nhanh ngay sau khi quan hệ tình dục.

Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn lậu: cho đến nay các kháng sinh sau đây còn có tác dụng (xếp theo giảm dần). Ceftriaxone , Spectinomycine, Erythromycin, Ciprofloxacin.

Triệu chứng lâm sàng

Ở nam giới

Ủ bệnh: là 3 – 5 ngày sau khi quan hệ tình dục với người bị bệnh lậu ( ở 90% trường hợp).

Lâm sàng:

Viêm niệu đạo trước cấp tính: gặp trên 90% các trường hợp. Triệu chứng lâm sàng sớm nhất là có cảm giác ngứa nhiều hoặc ít ở miệng sáo, hố thuyền, các mép của miệng sáo trở nên tấy đỏ. Lậu cầu phát triển ở niêm mạc niệu đạo trước gây viêm xuất tiết. Chất nhầy chảy ra kèm theo cảm giác đái nóng, buốt nhẹ. Sau đó chảy mủ màu trắng đục hoặc vàng đục. Cảm giác nóng buốt tăng lên rõ, có khi đái rất buốt làm bệnh nhân phải đái từng giọt, thử nghiệm nước tiểu 2 cốc thì chỉ có cốc nước tiểu thứ nhất đục.

Viêm niệu đạo toàn bộ : khi bệnh không được điều trị kịp thời và đầy đủ, sau 10- 15 ngày, bệnh nhân bị đái dắt, đái khó, có thể đái ra vài giọt máu cuối bãi, mủ chảy ra nhiều, hạch bẹn có thể sưng đau, hay bị cường dương và đau rát khi dương vật cương lên. Thử nghiệm nước tiểu 2 cốc thì cả 2 cốc đều đục.

Mặc dầu đã được điều trị đúng một số trường hợp bệnh vẫn có thể chuyển thành bán cấp với các tổn thương sau:

Viêm các tuyến khu trú cạnh giây hãm ở rãnh qui đầu.

Viêm các ống và các tuyến khu trú cạnh miệng sáo.

Viêm các tuyến Littre.

Viêm tuyến Cowper.

Biến chứng xa hơn:

Viêm ống dẫn tinh và mào tinh hoàn.

Viêm túi tinh và ống phóng tinh.

Viêm dưới niêm mạc niệu đạo gây nhiều túi mủ xung quanh niệu đạo, ít khi vỡ ra ngoài.

Ở nữ giới

Ủ bệnh: thường từ 2 tuần trở lên.

Lâm sàng:

Rất hiếm khi có triệu chứng lâm sàng cấp tính. Biểu hiện lâm sàng bằng đái dắt, đau sau khi giao hợp, đau vùng xương chậu. Khám thấy viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung có mủ, viêm âm hộ, âm đạo, có khi viêm tuyến Bartholin, viêm niệu đạo và tuyến Skène.

Đa số các trường hợp bệnh bắt đầu bằng viêm niệu đạo kín đáo. Bệnh nhân đái khó, có cảm giác nóng hay rát khi đi tiểu, lỗ niệu đạo bình thường, ấn vào niệu đạo có mủ chảy ra (khám sau khi đi tiểu ít nhất 3 giờ).

Viêm cổ tử cung: biểu hiện bằng ra khí hư, lỗ cổ tử cung có thể đỏ, trợt phù, lộ tuyến.

Viêm phần phụ (vòi trứng): viêm lan từ âm đạo, cổ tử cung lên. Hiếm khi theo đường máu.

Biến chứng toàn thân và các cơ quan khác

Viêm hậu môn – trực tràng do lậu do giao hợp đường hậu môn. Hậu môn – trực tràng đau và tiết dịch mủ.

Viêm họng do lậu : quan hệ đồng giới.

Viêm khớp do lậu (xảy ra đồng thời với lậu cấp ở đường sinh dục).

Biểu hiện ở da vùng sinh dục : có những túi mủ, mụn mủ khu trú gần bộ phận sinh dục.

Phản ứng toàn thân có thể có dát đỏ, ban mề đay hoặc hồng ban đa dạng do phản ứng quá cảm ứng của cơ thể với song cầu lậu.

Viêm quanh gan hoặc hội chứng Fitr- Hugh và Curtis.

Biến chứng ở tim : viêm nội tâm mạc do lậu cầu khuẩn.

Lậu mắt : viêm kết mạc có mủ ở trẻ sơ sinh do lậu ( vi khuẩn được truyền sang trẻ sơ sinh trong khi sinh đẻ). Có thể có biến chứng loét giác mạc, thủng giác mạc.

Chẩn đoán phân biệt

Do nấm Candida.

Do ký sinh trùng Trichomonat.

Do tụ cầu, liên cầu.

Cần xác định bằng lâm sàng và xét nghiệm tìm căn nguyên.

Lưu ý phát hiện các bệnh LTQĐTD khác như giang mai, nhiễm HIV/AIDS, xét nghiệm kiểm tra để loại trừ.

Chẩn đoán xác định

 

how-to-get-rid-of-gonorrhea-at-home-symptoms-of-gonorrhea

Chẩn đoán lâm sàng

Tiền sử : hỏi bệnh, hoàn cảnh mắc bệnh, thời gian mắc bệnh.

Thăm khám lâm sàng:

Nam giới : hội chứng viêm niệu đạo cấp, mạn và tiết dịch niệu đạo.

Nữ giới : hội chứng đau bụng dưới và ra khí hư.

Chẩn đoán xét nghiệm

Phương pháp xét nghiệm trực tiếp: nhuộm bệnh phẩm, soi thấy vi khuẩn lậu bắt màu gram (-) nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân.

Phương pháp nuôi cấy, phân lập:

Môi trường thích hợp nhất là môi trường chọn lọc thayer- martin (TM) hoặc thạch sôcola, nhiệt độ 35- 36°C, CO2 3%- 10%. Xác định sự có mặt các khuẩn lạc nghi ngờ lậu từ 24 giờ đến 48 giờ.

Điều trị và dự phòng

Nguyên tắc chung

Điều trị theo phác đồ qui định trên cơ sở dựa vào tính nhạy cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn địa phương .

Điều trị cả vợ chồng và bạn tình của bệnh nhân.

Bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi, tránh đi xe đạp, đi ngựa, chạy nhảy gây sang chấn bộ phận sinh dục – tiết niệu.

Kết hợp điều trị các nhiễm khuẩn sau lậu (C.trachomatis, liên cầu, tạp khuẩn…).

Định kỳ khám lâm sàng và xét nghiệm lại.

Phác đồ điều trị lậu không biến chứng

Cephalosporins (Ceftriaxone) 250 mg: tiêm bắp liều duy nhất (có thể tăng liều đến 1 gram) + Azithromycin 1gram uống 1 liều duy nhất

Phác đồ thay thế:

  •  Cefixime 400 mg uống 1 liều duy nhất + Azithromycin 1gram uống 1 liều duy nhất
  • Cephalosporins (Ceftriaxone) 250 mg: tiêm bắp liều duy nhất (có thể tăng liều đến 1 gram) + Doxycyclin 100 mg x 2 viên / ngày x 7 ngày.

Điều trị lậu biến chứng

Viêm mào tinh hoàn: Cephalosporins (Ceftriaxone) 250 mg: tiêm bắp liều duy nhất (có thể tăng liều đến 1 gram) + Doxycyclin 100 mg x 2 viên / ngày x 10 ngày.

Phác đồ thay thế:Cephalosporins (Ceftriaxone) 250 mg: tiêm bắp liều duy nhất (có thể tăng liều đến 1 gram) 

+  Ofloxacin (300 mg uống 2 lần/ngày X 10 ngày) or levofloxacin (500 mg uống 1 lần/ngày trong 10 ngày)

 

Viêm họng do lậu : Cephalosporins (Ceftriaxone) 250 mg: tiêm bắp liều duy nhất + Azithromycin 1gram uống 1 liều duy nhất.

Viêm kết mạc mắt do lậu : Cephalosporins (Ceftriaxone) 1 gram tiêm bắp liều duy nhất + Azithromycin 1gram uống 1 liều duy nhất.

Viêm khớp do lậu: Cephalosporins (Ceftriaxone) 1 gram tiêm bắp hoặc tiêm mạch mỗi 24 giờ (tối thiểu 7 ngày) + Azithromycin 1gram uống 1 liều duy nhất.

Phác đồ thay thế: Cefotaxime 1 gram hoặc Ceftizoxime 1 gram  tiêm mạch mỗi 8 giờ + Azithromycin 1gram uống 1 liều duy nhất.

Viêm màng não hoặc nội tâm mạc do lậu: Cephalosporins (Ceftriaxone) 1 – 2 gram tiêm mạch mỗi 12 – 24 giờ (tối thiểu 4 tuần) + Azithromycin 1gram uống 1 liều duy nhất.

Phòng bệnh

Chưa có vacxin phòng bệnh đặc hiệu.

Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để hạn chế lây bệnh lậu.

Giáo dục, thông tin về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tình dục an toàn.

Khi có các biểu hiện nghi ngờ bị viêm niệu đạo phải đi khám bệnh ngay.

Theo dõi: 

Xét nghiệm kiểm tra lại sau 3- 12 tháng.

Theo dõi điều trị sau 14 ngày có thể dùng  xét nghiệm – Khuếch đại acid nucleic (nucleic acid amplification testsNAATs) – nếu dương tính có thể tiến hành cấy dịch tiết theo dõi tiếp tục.

 

Bác sĩ Nguyễn Trí Quang

 

GIANG MAI

Giang mai (syphilis) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Đường lây truyền của bệnh giang mai hầu như luôn luôn là qua đường tình dục, mặc dù có những ca thí dụ về bệnh giang mai bẩm sinh do truyền từ mẹ sang con trong tử cung hoặc khi sinh.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giang mai rất nhiều, do đó trước khi phương pháp xét nghiệm huyết thanh học ra đời thì việc chẩn đoán chính xác bệnh giang mai rất khó khăn bởi vì nó thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác, đặc biệt là trong giai đoạn 3.[1]

Giang mai có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh như penicillin. Nếu không chữa trị, bệnh giang mai có thể gây biến chứng cho tim, động mạch chủ, não, mắt, và xương, trong một số trường hợp có thể gây tử vong.

Chẩn đoán

Bệnh giang mai phát triển theo bốn giai đoạn chính: giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn 3.[2]

stds-s5-photo-of-syphilis-infections

Giai đoạn 1

Đây là giai đoạn rất quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời. Khoảng 3-90 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh (trung bình 21 ngày), sẽ xuất hiện tổn thương da ở các điểm tiếp xúc. Vết loét xuất hiện ở những nơi tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, thường là ở bộ phận sinh dục như: môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, quy đầu, dương vật hoặc trực tràng.[2] Tổn thương này, được gọi là săng, là một dạng viêm loét, có đặc điểm nông, hình tròn hay bầu dục kích thước 0.3 đến 3 cm,[2]bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ; đáy vết loét thâm nhiễm cứng và kèm theo nổi hạch hai bên vùng bẹn, cứng và cũng không đau.[2] Các triệu chứng trên có thể tự biến đi sau 3 đến 6 tuần lễ kể cả không điều trị nên nhiều người tưởng lầm là khỏi bệnh nhưng thực sự là vi khuẩn lúc đó đã vào máu, bệnh vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện khác.

Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 xảy ra từ 4 đến 10 tuần sau giai đoạn 1.[2] Giai đoạn này có rất nhiều biểu hiện khác nhau, ví dụ như: nốt ban đối xứng, màu hồng như hoa đào (đào ban) không ngứa trên toàn thân hoặc tứ chi bao gồm cả lòng bàn tay, bàn chân [2][3], hình ảnh đào ban màu đỏ hồng hoặc hồng tím như cánh hoa đào, ấn vào thì mất, không nổi cao trên mặt da, không bong vảy và tự mất đi. Thường khu trú hai bên mạng sườn, ngực, bụng, chi trên. Đào ban xuất hiện dần trong vòng 1 đến 2 tuần, tồn tại không thay đổi trong vòng 1 -3 tuần sau đó nhạt màu dần rồi mất đi.

Hoặc bệnh có thể làm xuất hiện các mảng sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc[2]. Mảng sẩn, sẩn các loại, có nhiều kích thước khác nhau, như bằng hạt đỗ, đinh gim, hoặc sẩn hình liken, ranh giới rõ ràng màu đỏ như quả dâu, không liên kết với nhau, thường hay bong vảy và có viền da ở xung quanh sẩn, nếu các sẩn có liên kết với nhau sẽ tạo thành các mảng, hay sẩn mảng, các sản ở kẽ da do bị cọ xát nhiều có thể bị trợt ra, chảy nước, trong nước này có chứa rất nhiều xoắn khuẩn nên rất dễ lây khi tiếp xúc với những bệnh nhân này. Sẩn mủ ít gặp hơn đào ban và các loại sẩn trên, chủ yếu ở những người nghiện rượu, trông giống như viêm da mủ nông và sâu. Tại các khu vực ẩm ướt của cơ thể (thường là âm hộ hoặc bìu), phát ban trở nên bằng phẳng, rộng, màu trắng, hoặc các thương tổn giống như mụn cóc.[2] Các triệu chứng khác thường gặp ở giai đoạn này bao gồm sốt, đau họng, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, nổi hạch. Một số trường hợp hiếm gặp có thể kèm theo viêm gan, thận, viêm khớp, viêm màng xương, viêm dây thần kinh thị giác, viêm màng bồ đào, và viêm giác mạc kẽ.[2][4] Các triệu chứng này thường tự biến mất sau 3-6 tuần.[4]

Giai đoạn tiềm ẩn

Giang mai tiềm ẩn được xác định khi có bằng chứng huyết thanh của bệnh nhưng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh.[5] Giai đoạn này chia làm 2 loại: thời gian tiềm ẩn dưới 1 năm sau giai đoạn 2 (sớm) và thời gian tiềm ẩn kéo dài hơn 1 năm sau giai đoạn 2 (muộn).[4] Giang mai tiềm ẩn sớm có thể tái phát các triệu chứng bệnh,[4] giang mai tiềm ẩn muộn không có triệu chứng và không lây bằng giang mai tiềm ẩn sớm.[4]

Giai đoạn 3

Giang mai giai đoạn 3 có thể xảy ra khoảng 3-15 năm sau những triệu chứng của giai đoạn 1 và được chia thành ba hình thức khác nhau: giang mai thần kinh (6,5%), giang mai tim mạch (10%) và củ giang mai (15%).[2][4] Những người bị bệnh giang mai giai đoạn này không lây bệnh.[2]

  • Củ giang mai xuất hiện từ 1-46 năm sau khi nhiễm bệnh (trung bình 15 năm)[2], có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, màu đỏ như mận, hơi ngả tím, kích thước bằng hạt ngô, mật độ chắc, ranh giới rõ ràng, các củ giang mai tiến triển không lành tính, nhất thiết hoại tử hoặc hoại tử teo hoặc tạo loét, rất chậm lành và ít lây hơn, sau khi khỏi thường để lại sẹo. Nếu củ, gôm khu trú vào các tổ chức quan trọng và không được điều trị sẽ đe doạ tính mạng bệnh nhân.
  • Giang mai thần kinh là bệnh liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương.[2] Nó có thể xảy ra sớm: không có triệu chứng hoặc biểu hiện lâm sàng bằng viêm màng não, hay sự phân ly giữa biến đổi dịch não tủy đã rõ rệt và triệu chứng lâm sàng còn thô sơ. Hoặc xảy ra muộn: gây ra tổn thương ngoài viêm màng não, mạch máu não, còn tổn thương não khu trú hoặc tổn thương thoái hóa ở não. Giang mai thần kinh thường xảy ra 4-25 năm sau khi nhiễm bệnh.[2] Bệnh có thể gây suy nhược trầm cảm, rối loạn ý thức từng thời kỳ, động kinh, đột quỵ hay gây ra ảo giác đối với người bệnh.
  • Giang mai tim mạch thường xảy ra 10-30 năm sau khi nhiễm bệnh.[2] Các biến chứng thường gặp nhất là phình mạch.[2]

Điều trị

Tuy là bệnh nguy hiểm nhưng bệnh giang mai nếu được điều trị bằng những loại thuốc đặc trị thì tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao, miễn là phải được phát hiện sớm và điều trị đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.

Giai đoạn đầu

Lựa chọn đầu tiên cho việc điều trị các bệnh giang mai không biến chứng là một liều duy nhất penicillin G tiêm bắp.[6]Doxycycline và tetracycline cũng là sự lựa chọn thay thế, tuy nhiên không thể sử dụng ở phụ nữ mang thai.[6] Ceftriaxone có thể có hiệu quả tương tự như điều trị bằng penicillin.[2]

Giai đoạn biến chứng

Do penicillin G ít xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương cho nên đối với những bệnh nhân giang mai thần kinh nên được tiêm penicillin liều cao vào tĩnh mạch tối thiểu là 10 ngày.[2][6] Nếu bị dị ứng với penicilline thì có thể được sử dụng cetriaxone thay thế.[2] Điều trị tại thời điểm này sẽ hạn chế sự tiến triển hơn nữa của bệnh, nhưng không thể cải thiện các thiệt hại do bệnh đã gây ra.[2]

Phản ứng Jarisch-Herxheimer

Một trong những tác dụng phụ của điều trị là phản ứng Jarisch-Herxheimer.[2] Phản ứng phụ thường bắt đầu trong vòng một giờ sau khi tiêm thuốc và kéo dài trong 24 giờ với các triệu chứng sốt, đau cơ, nhức đầu, và nhịp tim nhanh.[2]

Phòng ngừa

Hiện nay vẫn chưa vác xin chủng ngừa có hiệu quả cho công tác phòng chống.[6] Không nên quan hệ tình dục hay tiếp xúc vật lý trực tiếp với một người bị bệnh để tránh lây truyền bệnh giang mai, có thể sử dụng bao cao su đúng cách, tuy nhiên vẫn có thể không hoàn toàn an toàn.[7][8] Giang mai không lây qua nhà vệ sinh, các hoạt động hàng ngày, bồn tắm, hay dụng cụ ăn uống hoặc quần áo.[9]

Dịch tễ học

12 triệu người nhiễm giang mai vào năm 1999 với hơn 90% trường hợp ở các nước đang phát triển.[6] Nó ảnh hưởng từ 700.000 và 1.600.000 thai phụ mỗi năm dẫn đến sẩy thai tự nhiên, thai chết lưu, và giang mai bẩm sinh.[11] Trong vùngSaharachâu Phi, giang mai góp phần làm tử vong khoảng 20% trẻ sơ sinh.[11]

Trong thế giới phát triển, các ca nhiễm bệnh giang mai đã suy giảm cho đến năm 1980 và 1990 do sử dụng rộng rãi các thuốc kháng sinh. Từ năm 2000, tỷ lệ giang mai đã gia tăng tại Mỹ, Anh, Australia và châu Âu chủ yếu ở nam giới quan hệ tình dục với nam giới[6] (đồng tính luyến ái) do thực hành tình dục không an toàn.[6]

Tại Hoa Kỳ, nhân viên y tế báo cáo khoảng 32.000 người mắc bệnh giang mai trong năm 2002, phần lớn ở tuổi 20–39. Cao nhất ở nữ tuổi 20–24 và nam tuổi 35–39. Năm 2001 có 492 trẻ sơ sinh bị cha mẹ truyền bệnh giang mai, năm 2002 số này tụt xuống một chút – 412.[12]

Lịch sử

Các tên gọi khác

Tên tiếng Anh của “giang mai” là “Syphilis” được đặt ra bởi một bác sĩ kiêm nhà thơ người Ý: Girolamo Fracastoro trong sử thi bằng tiếng Latinh viết vào năm 1530 của ông, có tiêu đề Syphilis sive gallicus (Giang mai hay các bệnh của người Pháp). Các nhân vật chính của bài thơ là một người chăn cừu tên là Syphilus (có lẽ là một lỗi chính tả biến thể của Sipylus, một nhân vật trong Metamorphoses của Ovid). Syphilus được biết đến như là người đầu tiên bị mắc bệnh này, do thần Apollotrừng phạt vì các thách thức của Syphilus. Từ nhân vật này đã bắt nguồn một cái tên cho căn bệnh giang mai.[13]

Cho đến thời điểm đó, như ghi chú Fracastoro, giang mai đã được gọi là “bệnh của người Pháp” ở Ý, Ba LanĐức, và “bệnh của người Ý” tại Pháp. Ngoài ra, người Hà Lan gọi nó là “bệnh của người Tây Ban Nha“, người Nga gọi nó là “căn bệnh của người Ba Lan“, người Thổ Nhĩ Kỳ gọi nó là “bệnh của người Thiên Chúa giáo” hay “bệnh Frank” (frengi) và Tahitigọi nó là “bệnh của người Anh“. Những cái tên “quốc gia” là do bệnh thường được lây lan bởi các thủy thủ nước ngoài và các binh sĩ do họ thường xuyên quan hệ tình dục với gái mại dâm ở địa phương.

Trong thế kỷ 16, nó đã được gọi là “đại thủy” để phân biệt nó với bệnh đậu mùa bởi vì trong giai đoạn đầu của bệnh, các ban nước lớn phát ra tương tự như bệnh đậu mùa.

Nguồn gốc

Nguồn gốc của bệnh giang mai không được xác định chính xác.[2] Có ba lý thuyết đã được đề xuất. Các sử gia và nhà nhân loại học cho rằng giang mai đã xuất hiện ở những người dân bản địa của châu Mỹ trước khi người châu Âu đến vùng đất này. Tuy nhiên, vấn đề các chủng giang mai đã xuất hiện hàng thiên niên kỷtrên toàn thế giới hay là bệnh chỉ có ở châu Mỹ trong thời kỳ tiền Columbus vẫn được đem ra tranh luận.

  • Năm công nguyên 79, một thị trấn của La Mã tại Pompeii bị phá hủy bởi một vụ phun trào núi lửa. Những di hài của người dân bị chôn vùi cung cấp những bằng chứng về sức khỏe của họ cũng như nhiều dấu tích của bệnh truyền nhiễm để lại trong men răng. Các di chỉ của một cặp sinh đôi cho thấy gần như chắc chắn những dấu hiệu của bệnh giang mai bẩm sinh.[14]
  • “Thuyết tiền-Columbus” cho rằng bệnh giang mai đã có mặt tại châu Âu trước khi người châu Âu phát hiện ra châu Mỹ. Một số học giả ở thế kỷ 18 và 19 tin rằng các triệu chứng của giang mai đã được mô tả bởi Hippocrates y thư Hy Lạp cổ ở dạng thứ ba của bệnh hoa liễu.[15] Một số người khác thì nghi ngờ việc phát hiện ra bệnh giang mai vào thời kỳ tiền Columbus, kể cả tại một tu viện dòng Augustinian ở thế kỷ 13-14 ở một cảng phía Đông Bắc nước Anh thuộc thành phố Kingston upon Hull. Lịch sử hàng hải này của thành phố này cho thấy việc xuất hiện liên tục các thủy thủ đến từ những nơi xa xôi được cho là một yếu tố quan trọng trong việc truyền bệnh giang mai.[16] Việc xác định tuổi bằng phóng xạ Carbon xương của những tu sĩ sống trong tu viện này cho thấy có những tổn thương ở xương mà những người ủng hộ thuyết này cho là điển hình của bệnh giang mai hoa liễu, mặc dù điều này gây tranh cãi. Bộ xương ở Pompeii thời kỳ tiền Columbus và ở Metaponto, nước Ý cũng có những dấu hiệu thương tổn tương tự như bị bệnh giang mai bẩm sinh gây ra cũng đã được tìm thấy,[17][18] mặc dù việc giải thích nhữg bằng chứng này cũng không được đồng thuận.[19] Douglas Owsley, một nhà nhân chủng học thể chất tại Viện Smithsonian, và các ủng hộ viên khác của ý tưởng này phát biểu rằng nhiều trường hợp bị cho là do bệnh phong cùi vào thời trung cổ ở châu Âu thực chất là bệnh giang mai. Mặc dù văn hóa dân gian cho rằng bệnh giang mai chưa được biết ở châu Âu cho đến khi các thủy thủ bị bệnh trở lại xứ này từ các chuyến tàu thời Columbus,

    …không thể đổ lỗi bệnh giang mai cho bất kì khu vực địa lý hay chủng tộc cụ thể nào. Những bằng chứng cho thấy bệnh này đã tồn tại ở cả 2 bán cầu vào thời tiền sử. Nó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên với những cuộc thám hiểm của Columbus rằng bệnh giang mai trước đây bị coi như là ‘bệnh hủi’ đã bất ngờ bộc lộ độc lực của nó vào cuối thế kỷ 15.[20]

    Lobdell và Owsley viết rằng một nhà văn châu Âu đã ghi nhận một đợt bùng phát “bệnh hủi” trong năm 1303 là một “mô tả rõ ràng bệnh giang mai.”[20]

  • “Thuyết hậu Columbus” cho rằng bệnh giang mai là một bệnh của Tân Thế giới được mang về bởi Cristoforo ColomboMartin Alonso Pinzon. Họ trích dẫn những tài liệu bằng chứng cho thấy mối liên hệ của các thuyền viên từ chuyến đi của Columbo với các ổ dịch giang mai để lại tại Naples vào năm 1494.[21] Lý thuyết này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu di truyền bệnh giang mai hoa liễu và những vi khuẩn liên quan đã tìm thấy một bệnh trung gian giữa bệnh ghẻ cócvà giang mai tại Guyana, Nam Mỹ.[22][23]
  • Cuối cùng, sử gia Alfred Crosby cho thấy cả hai lý thuyết có một phần đúng trong một “lý thuyết kết hợp”. Crosby nói rằng vi khuẩn gây ra bệnh giang mai thuộc về cùng một họ phát sinh chủng loài như các vi khuẩn gây ra bệnh ghẻ cóc và vài bệnh khác. Mặc dù theo ấn định truyền thống thì quê hương của bệnh ghẻ cóc là từ Châu Phi hạ Sahara, Crosby lưu ý rằng không có bằng chứng rõ ràng của bất kỳ các bệnh có liên quan đã xuất hiện ở châu Âu thời kỳ tiền Columbus, châu Phi, hay châu Á.

Crosby viết, “Không phải là không thể nào mà các sinh vật xoắn khuẩn đến từ châu Mỹ vào những năm 1490… và phát triển thành cả hai dạng giang mai, hoa liễu và không hoa liễu, và bệnh ghẻ cóc.”[24] Tuy nhiên, Crosby xem xét có nhiều khả năng có một loài vi khuẩn cổ rất dễ lây đã di chuyển cùng với tổ tiên của con người trên toàn cầu qua eo biển Bering hàng nghìn năm trước mà không chết. Ông đưa ra giả thuyết rằng “các điều kiện sinh thái khác nhau cho ra các loại xoắn khuẩn khác nhau và theo thời gian những vi khuẩn có mối quan hệ chặt chẽ nhưng lại gây ra các bệnh khác nhau.”[24]

Chú thích

  1. ^ STD Facts from the CDC
  2. ^ a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q r s Kent ME, Romanelli F (tháng 2 năm 2008). “Reexamining syphilis: an update on epidemiology, clinical manifestations, and management”. Ann Pharmacother 42 (2): 226–36. doi:10.1345/aph.1K086.PMID 18212261.
  3. ^ Dylewski J, Duong M (ngày 2 tháng 1 năm 2007). “The rash of secondary syphilis”. CMAJ. 176 (1): 33–5. doi:10.1503/cmaj.060665. PMC 1764588.PMID 17200385.
  4. ^ a ă â b c d Bhatti MT (2007). “Optic neuropathy from viruses and spirochetes”. Int Ophthalmol Clin 47 (4): 37–66, ix. doi:10.1097/IIO.0b013e318157202d.PMID 18049280.
  5. ^ Pickering LK biên tập (2006). “Syphilis”. Red Book. Elk Grove Village, IL: American Academy of Pediatrics. tr. 631–644.
  6. ^ a ă â b c d đ Stamm LV (tháng 2 năm 2010). “Global challenge of antibiotic-resistant Treponema pallidum”. Antimicrob. Agents Chemother. 54 (2): 583–9.doi:10.1128/AAC.01095-09. PMC 2812177. PMID 19805553.
  7. ^ Koss CA, Dunne EF, Warner L (tháng 7 năm 2009). “A systematic review of epidemiologic studies assessing condom use and risk of syphilis”. Sex Transm Dis36 (7): 401–5. doi:10.1097/OLQ.0b013e3181a396eb. PMID 19455075.
  8. ^ How can Syphilis be Prevented?, Centers for Disease Control and Prevention
  9. ^ Centers for Disease Control (CDC) (tháng 5 năm 2004). “STD Facts – Syphilis”.Centers for Disease Control. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2007.
  10. ^ “WHO Disease and injury country estimates”. World Health Organization. 2004. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2009.
  11. ^ a ă Woods CR (tháng 6 năm 2009). “Congenital syphilis-persisting pestilence”.Pediatr. Infect. Dis. J. 28 (6): 536–7. doi:10.1097/INF.0b013e3181ac8a69.PMID 19483520.
  12. ^ Trung tâm kiểm tra và phòng bệnhhttp://www.cdc.gov Hoa Kỳ
  13. ^ “Syphilis”. Online Etymology Dictionary. 2001.
  14. ^ Beard, Mary (14 tháng 12 năm 2010). “Pompeii skeletons reveal secrets of Roman family life”. BBC Pompeii: Life and Death in a Roman Town will be broadcast on BBC Two at 2100 GMT on Tuesday 14 December. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2010.
  15. ^ Bollaert, WM (1864), Introduction of Syphilis from the New World, I will now briefly allude to some historical accounts on this subject, particularly as regards the Old World. In the Aphorisms of Hippo crates, 400 b.c., and in the Sentences of Celsus, 400 years after Hippocrates, as found in Sprengell’s translations, in 1708. When Sprengell alludes to his own added Aphorisms ” On the French dis-ease,” he says, it was just known to former more temperate ages, and, in a note, how far it was known in former ages, he refers to Ecclesiasticus, c. 19, v. 2, 3. Hippocrates, in.; Epidemics, ill., 41, 74, 59, and i. Be Morbus Mulierum, 127. Galen, lib. iv.; Meth. c. 5, and lib. i. De Genet:, c. 23; lib. iii. Epidemics, sec. 3, com. 25. Pliny His. Nat., lib. 26, c. i. Avicen, lib. 2. Valesius; Rhodius; Vigo-nius, Lib. de Morb. Gall., c. &c. And that it does not, according to the vulgar opinion, derive its origin from Naples, France, East or West Indies. Josephus, c. xi., p. 108, says, when on the subject of purification, that Moses ordered those who had gonorrhoea should not come into the city.
  16. ^ Keys D (ngày 24 tháng 7 năm 2000). “English syphilis epidemic pre-dated European outbreaks by 150 years”. London: Independent News and Media Limited. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:|year= / |date= mismatch (trợ giúp)
  17. ^ Henneberg M, Henneberg RJ (1994). “Treponematosis in an Ancient Greek colony of Metaponto, Southern Italy 580-250 BCE”. Trong O Dutour, G Palfi, J Berato, J-P Brun (eds). The Origin of Syphilis in Europe, Before or After 1493?. Toulon-Paris: Centre Archeologique du Var, Editions Errance. tr. 92–98.
  18. ^ Henneberg M, Henneberg RJ (2002). “Reconstructing Medical Knowledge in Ancient Pompeii from the Hard Evidence of Bones and Teeth”. Trong J Renn, G Castagnetti (eds). Homo Faber: Studies on Nature. Technology and Science at the Time of Pompeii,. Rome: “L’ERMA” di Bretschneider. tr. 169–187.
  19. ^ Rose M (January/February 1997). “Origins of Syphilis”. Archaeology 50 (1).Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  20. ^ a ă Lobdell J, Owsley D (tháng 8 năm 1974). “The origin of syphilis”. Journal of Sex Research 10 (1): 76–79. doi:10.1080/00224497409550828. (via JSTOR)
  21. ^ Baker, et al.
  22. ^ Debora MacKenzie (ngày 15 tháng 1 năm 2008). “Columbus blamed for spread of syphilis”. NewScientist.
  23. ^ Harper KN, Ocampo PS, Steiner BM và đồng nghiệp (2008). “On the origin of the treponematoses: a phylogenetic approach”. PLoS Negl Trop Dis 2 (1): e148.doi:10.1371/journal.pntd.0000148. PMC 2217670. PMID 18235852.
  24. ^ a ă Crosby, Alfred W. (2003). The Columbian exchange: biological and cultural consequences of 1492. New York: Praeger. tr. 146. ISBN 0-275-98092-8.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

SÙI MÀO GÀ (NHIỄM HPV)

Bác sĩ cho em hỏi, bà xã em bị mồng gà, trong thời gian bà xã ủ bệnh vợ chồng em có quan hệ tình dục, khi bà xã phát bệnh và đi trị liệu xong em vẫn chưa phát bệnh. Ngày nào em cũng vệ sinh bộ phận sinh dục bằng xà phòng tiệt trùng lifeboy, dạo gần đây cậu nhỏ của em có nổi những mụn u nhỏ, sau vài ngày nó tự rụng, tình trạng của em nên làm sao? và em vệ sinh hàng ngày như vậy đã diệt được vi khuẩn chưa?

Xin chào bạn,

Bệnh mồng gà (Sùi mào gà) còn được gọi là mụn cóc sinh dục, nó gây nên bởi một loại siêu vi là HPV (Human Papillomavirus). Bệnh này lây truyền qua đường quan hệ tình dục và qua tiếp xúc trực tiếp da với da. Hiện nay, trên thế giới chưa có thuốc điều trị nhiễm siêu vi nói chung và HPV nói riêng.

 

1ee27c4ed767a72ce6c56980dddfda7e

 

Nếu như bạn vẫn còn tiếp xúc với yếu tố nguy cơ thì bạn vẫn có khả năng nhiễm HPV trong tương lai (cho dù bạn đã vệ sinh thật kỹ). Bạn nên đến khám và tư vấn tại những phòng khám tiết niệu nam khoa để kiểm tra tình trạng của bạn hiện tại. Bạn có thể chỉ đang bị viêm da qui đầu hay qui đầu đơn thuần nhưng cũng không loại trừ bạn đã nhiễm HPV. Nếu như may mắn bạn chỉ bị viêm đơn thuần thì bạn nên chủng ngừa HPV để phòng chống những týp HPV nguy hiểm gây ung thư (HPV có đến 170 týp nhưng vắc xin chỉ có thể ngừa được từ 2-9 týp nguy hiểm mà thôi).

Chúc bạn sức khỏe!

Bác sĩ Nguyễn Trí Quang

THUỐC NGỪA HIV ĐẠT HIỆU QUẢ 100%

(TNO)  Một nghiên cứu được công bố hôm 1.9 trong tạp chí Clinical Infectious Diseases cho thấy thuốc ngừa HIV có tên Truvada đạt hiệu quả 100% sau đợt thử nghiệm trên 657 người.

Theo foxnews ngày 4.9, thuốc Truvada là loại thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (pre-exposure prophylaxis – PrEP) được các đối tượng tham gia nghiên cứu sử dụng hằng ngày trong hai năm rưỡi, đạt hiệu quả 100% ngăn ngừa nhiễm HIV trong đợt thử nghiệm lâm sàng mới nhất, so với đợt thử nghiệm lâm sàng trước đây chỉ đạt 86%.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) vào năm 2012 đã phê duyệt loại thuốc này để điều trị cho những người không bị HIV nhưng có nguy cơ nhiễm HIV.
truvadapic-300x295
Theo nhóm nghiên cứu, Truvada có khả năng ngăn ngừa nhiễm HIV khi người dùng thuốc tiếp xúc với thuốc tiêm hoặc quan hệ tình dục không được bảo vệ.
Nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên mở rộng sự am hiểu về việc sử dụng PrEP trong thực tế và cho thấy việc điều trị nó có thể ngăn ngừa nhiễm HIV mới, thậm chí với các cá nhân có nguy cơ cao, tác giả Jonathan Volk – bác sĩ và là nhà dịch tễ học tại Trung tâm y tế Kaiser Permanente San Francisco (Mỹ), cho biết trong một thông cáo báo chí.
Tuy vậy, loại thuốc này đã gây nên những tranh luận gay gắt về việc nó sẽ khuyến khích quan hệ tình dục mạo hiểm ở nam giới đồng tính và lưỡng tính, người có nguy cơ nhiễm vi rút HIV cao hơn, trong khi đó, nhóm ủng hộ loại thuốc này cho rằng thuốc có khả năng giúp ngăn ngừa dịch bệnh trong tương lai của gần 40 triệu người trên thế giới, đặc biệt với các cá nhân không dùng bao cao su.
Tuy vậy, nghiên cứu khẳng định thuốc chỉ đạt hiệu quả trong việc ngăn ngừa HIV chứ không ngăn chặn việc lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục khác (STDs) như bệnh lậu, giang mai, hay Chlamydia…
Tiến sĩ Bradley Hare – giám đốc chăm sóc và dự phòng HIV tại Kaiser Permanente San Francisco – cho biết trong thông cáo những người uống Truvada nên làm xét nghiệm STD và HIV thường xuyên. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo những người dùng thuốc Truvada nên làm xét nghiệm STD mỗi 6 tháng. Trong khi đó, ông Hare cũng khuyên những cá nhân tự theo dõi tác dụng phụ của thuốc, như thay đổi chức năng thận.
Theo báo Thanh niên

BỆNH LẬU XUẤT HIỆN CHỦNG KHÁNG THUỐC MỚI

Giáo sư Dame Sally Davies, một lãnh đạo tại Bộ Y tế Anh, đã gửi văn bản liên quan bệnh lậu đến các bác sĩ và hiệu thuốc trong cả nước nhằm đảm bảo kê đúng thuốc điều trị, theo The Telegraph.
Lậu là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tình dục. Cơ quan y tế đã phát hiện chủng kháng thuốc mới của bệnh lậu lây lan ở thành phố Leeds, hạt West Yorkshire (Anh).
Chủng kháng thuốc mới có khả năng chống lại thuốc kháng sinh azithromycin, thường được dùng để trị lậu.
Anh ghi nhận 35.000 ca nhiễm lậu trong năm 2014. Đây là bệnh lây lan qua đường tình dục phổ biến thứ hai ở Anh, chỉ đứng sau bệnh Chlamydia. Phần lớn người mắc lậu dưới 25 tuổi.
Bệnh có các biểu hiện như đau buốt khi đi tiểu. Tuy nhiên, khoảng 10% đàn ông và gần 50 % phụ nữ lại không có biểu hiện gì khi mắc bệnh, theo The Telegraph.
benh-lau-anh-shutterstock_rdjo
Nếu không điều trị, lậu có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng, dẫn đến vô sinh. Một số trường hợp hiếm gặp còn bị nhiễm trùng máu.
Vi khuẩn gây bệnh lậu có khả năng biến đổi để kháng lại thuốc điều trị. Do đó, các nhà khoa học đã liên tục nghiên cứu để tìm thuốc kháng sinh mới chống lại bệnh lậu.
Theo Báo thanh niên